12 Đức Tính Căn Bản Của Việt Võ Đạo Sinh - BÌNH LUẬN : CHỮ TÍN

BÌNH LUẬN : CHỮ TÍN

Thời đại ngày nay không còn nhiều người còn nhớ đến Tam Cương (Vua - Tôi, Cha - Con, Vợ - Chồng) và Ngũ Thường (Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín). Bài viết này nói về chữ TÍN, là một trong Ngũ Thường - Nho giáo Khổng Tử.

TÍN - Đạo đức luôn cần trong cuộc sống mỗi con người nói chung và các môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo nói riêng.

Ai cũng phải giữ chữ Tín nhưng giữ chữ Tín như thế nào, mỗi người mỗi khác. Tín là gì ?

Tín là sự tin cậy lẫn nhau, la không thất hứa, là phải thực hiện đúng đúng cam kết. Chữ tín trước hết phải giữ chính mình. Người không giữ được Chữ tín với bản thân là kẻ bạc nhược, thiếu bản lĩnh, không bao giờ có nghiệp lớn. Nó không dám chịu trách nhiệm với mình thì cũng không hy vọng gì họ dám chịu trách nhiệm với người khác. Xưa nay, chữ tín luôn là phẩm chất cao quý trong đời sống xã hội. Từ thực tiễn cuộc sống, ông cha ta đúc rút rằng: có lòng tin là có tất cả, mất lòng tin thì có khi trắng tay vì chẳng mấy ai còn muốn đến với ta.

Cho nên chữ tín thường đi đến với danh dự, mà danh dự là sự bảo đảm cho sự nghiệp nếu đấy quả là sự nghiệp nếu đấy quả là sự nghiệp theo đúng nghĩa của nó. Nhưng tại sao không được đưa lên đầu trong Ngũ thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) những người xưa quan niệm thiếu chữ Tín chưa thể là kẻ quân tử ở đời.

Trong suy nghĩ của người đời, tôn trọng chữ tín là nền tảng của một hành vi đạo đức được xã hội thừa nhận xưa nay. Trong làm ăn thì nền tảng ấy còn cần thiết hơn bởi khi bước chân vào con đường lắm chông gai này, ai mà chẳng cần đến một điểm tựa, đó là niềm tin của người khác. Thực tế xã hội không thiếu những vụ việc xem thường chữ tín dẫn đến hậu quả vô cùng to lớn.

Lòng tin bắt nguồn từ một xã hội hướng đến cái thiện ở đó chữ tín - thuộc phạm trù đạo đức - phải trở thành kim chỉ nam trong các quan hệ ứng xử ở mọi lĩnh vực. Có lòng tin là có tất cả, mất lòng tin thì có khi trắng tay vì chẳng mấy ai còn muốn đến với ta.