BÌNH LUẬN : CHỮ "TRÍ"
Trí: có nghĩa là người có ý thức linh mẫn. Hiểu được ta, biết được người, định được việc, thấy được chổ cao xa. Tránh được chổ nguy hại luôn nắm vững cơ hành động.
Trí ở đây có ý nói là người có đầu óc thông minh biết việc xét việc rõ ràng minh bạch, chớ không phải là người có mưu mô thủ đoạn xảo quyệt hại người.
Mỗi người khi sinh ra đời có một tính nết khác nhau, trình độ nhận biết cũng khác nhau, có người thông minh tột đỉnh, có người trung bình, có người ngu ngơ chậm hiểu... đó là bản tánh trời cho, ngoài khả năng thiên phú ra, con người nhờ vào học tập để hiểu biết thêm và kinh nghiệm đời từng trải sẽ cho ta thêm trí óc linh mẫn lanh lẹ.
Cổ nhân ta xưa có nói: - Biết Người, Biết Ta trăm trận trăm thắng.
Bất cứ chúng ta muốn làm việc gì trước hết phải:
1. Hiểu được ta:
Khi muốn làm việc gì chúng ta phải suy xét cẩn thận, nhìn lại bản thân mình xem mình có khả năng để làm nổi việc mà mình muốn làm hay không? Đừng bao giờ làm việc ngoài khả năng của ta, đừng bao giờ bắt chước người làm chuyện lớn mà khả năng mình chỉ có giới hạn. Thấy người ta làm được tưởng dễ nhưng khi bắt tay vào việc mới biết sự thật không có dễ.
Một vị tướng lãnh muốn cầm quân ra đánh trận, thì phải xem xét kỷ lực lượng của ta có đủ hùng mạnh và tinh nhuệ hay không? Phải tự rèn luyện bản thân cho giỏi về võ thuật lẫn tài trí để nhận định tình hình tiến thoái vững vàng mới có thể điều binh khiển tướng được.
Một người môn sinh nếu muốn mở lớp võ thì phải xem lại khả năng của ta có đủ trình độ về võ thuật, võ đạo và nhất là có khả năng huấn luyện chỉ huy hay chưa? Ngoài những yếu tố đó còn phải là người có tài ngoại giao, nói chuyện thu phục lòng người để có thể nhờ các nhà mạnh thường quân hay chính quyền địa phương giúp đỡ bảo trợ cho việc xây dựng lớp tập được hình thành và tồn tại lâu dài, chớ không phải bốc đồng làm một thời gian ngắn rồi bỏ dỡ giữa chừng hay bị thất bại...
2. Biết được người:
Trong cuộc sống, khi chúng ta muốn làm một việc gì? muốn vươn lên bằng người khác hay muốn hơn được người khác, chúng ta phải xem xét, học hỏi kinh nghiệm từ họ, nghiên cứu kỷ lưỡng phương cách họ làm như thế nào, rồi ta mới suy nghỉ đặt kế hoạch, sắp xếp công việc để khi làm để được thành công không bị thua kém người khác.
Khi đối đầu với quân địch, tướng chỉ huy phải hiểu biết lực lượng quân địch như thế nào? Mạnh hay yếu ? Rồi mới kiểm điểm lại quân số của ta, xem có thể đánh thắng họ không? nếu họ mạnh thì ta phải chờ đợi thời cơ, nếu địch yếu thì ta ra quân cấp tốc. Nếu lực lượng tương bằng, thì ta phải tìm nhược điểm và kẻ hở của địch mà tấn công vào.
Người môn sinh Vovinam khi kết giao với ai? Hay làm việc gì chung với người khác phải suy xét cẩn thận, tìm hiểu tính tình người đó có họp với mình không? Tánh tình có thật tình, hoà đồng hay là người dối trá, ích kỷ nhỏ nhen, thích tranh danh đoạt lợi?
Thông hiểu được người, kết hợp với người thành thật có cùng chung lý tưởng, làm việc không vì mục đích cá nhân riêng tư, sẳn sàng dấn thân, hy sinh để phụng sự cho mục đích và lý tưởng của môn phái đề ra thì mọi việc mới được tiến hành tốt đẹp và thành công..
3. Định được Việc:
Khi nhận làm việc gì thì phải nhìn lại bản thân chúng ta có khả năng để làm hay không mới nhận việc đó! Khi làm việc phải suy xét sự việc cẩn thận, tính toán kỹ lưởng trước khi bắt tay thực hành, so sách thiệt hơn, đặt kế hoạch tổ chức, nghiên cứu xem có nắm được chắc chắn sự thành công thì mới bắt tay vào làm việc, nếu không chắc chắc thì chúng ta đừng vội vàng hấp tấp làm mà hư việc hoặc dẫn đến thất bại.
Khi đã định được việc và quyết định bắt tay vào làm thì cố gắng đặt kế hoạch sao cho chu toàn, nghiên cứu tình hình, thị trường kỷ càng rồi mới bắt đầu hành động,
Thí dụ như người môn sinh Vovinam muốn tổ chức một buổi lễ hội, thi đấu...
- Điều trước tiên cần phải có thời gian chuẩn bị để hoàn thành, không thể làm cấp tốc trong một thời gian ngắn hạn.
- Kế tiếp là vấn đế tài chánh có tìm đủ nguồn cung ứng cho tổ chức hay không?
- Yếu tố nhân sự và khâu tổ chức cũng là mấu chốt cho việc tổ chức được thành công hay thất bại.
- Sau cùng là sự kết hợp với các cơ quan truyền thông và báo chí để quảng bá sâu rộng trong quần chúng...
4. Thấy chỗ cao xa:
Khi làm việc gì chúng ta cũng phải nhìn thấy cái lợi và cái hại của sự việc, hảy nhìn xa, trông rộng , đừng nhìn và đánh giá trị những sự việc trước mắt mà phải nhìn xa hơn liệu định được kết quả trong tương lai liệu sự việc có thành công và tồn tại được lâu dài hay không?
Do đó khi chúng ta muốn làm việc gì? Như mở võ đường chẳng hạn...Chúng ta phải đặt kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, kế hoạch ngắn hạn là việc chúng ta phải làm trước mắt trong một thời gian ngắn là xây dựng cơ sở, thâu thập môn sinh. Kế hoạch dài hạn là làm thế nào để tìm được nguồn tài chánh vững định, đào tạo nhân sự nồng cốt để tiếp tay góp sức giữ vững võ đuờng được tồn tại lâu dài và phát triển ngày một lớn mạnh thêm ra.
Mở lớp võ, xây dựng cơ sở đã là khó, kiếm được người vào tập cho đông đảo càng thêm khó, huấn luyện môn sinh có chất lượng, tạo sinh khí cho lớp tập hấp dẫn và giữ vững được võ đường được lâu dài lại là một điều thật khó! Vì vậy làm việc gì chúng ta phải tự tin và tính toán cẩn thận, không thể bốc đồng làm trong một ngày hay một buổi được.
Quan trọng nhất là ta phải tự tin ở chính ta, phải tự mình dấn thân học hỏi, tạo kinh nghiệm và thông hiểu được tất cả các khâu, yếu tố tổ chức, để có gì bất trắc xảy ra như người họp tác với ta bỏ cuộc giữa chừng thì công việc chúng ta vẫn tiếp tục hoạt động không bị đình trệ, đừng bao giờ phụ thuộc vào bất cứ ai và bất cứ việc gì để tránh bị nguy hại về sau.
5. Tránh chỗ nguy hại:
Như những nhận định ở trên, người có Trí óc minh mẫn thì khi làm việc phải nhìn xa trông rộng, phải biết suy xét, tính toán kỷ lưỡng, để khi làm việc phải đem đến thành công đừng để bị thất bại.. Những người nào tốt thì nên kết giao những người không tốt thì nên tránh xa để tránh di hại về sau. Trừ trường hợp ta cao tay ấn hơn người thì có thể kết hợp đủ hạng người, nhưng có ai bảo đảm ta sẽ không bị người khác hảm hại trong một giây phút sơ hở nào đó???
Đường đời thì lúc nào cũng nhiều chông gai cạm bẩy, không có gì bẳng phẳng, dễ dàng cho ta bước lên thảm đỏ của cuộc đời, cho nên chúng ta luôn dự trù những thất bại, những vấp ngã, đắng cay mà ta phải gặp trên bước đường đi để phòng khi bị người xấu hảm hại, ta không cảm thấy hụt hẩng, chơi vơi mà vẫn bảo toàn được chí khí không bị ngã gục.
Hảy sáng suốt nhận định sự việc để thấy những việc sai trái, nguy hại mà tránh xa đi, đừng để những lợi danh làm mờ mắt lương tri con người, làm việc mà nhắm mắt đưa chân không suy nghĩ chạy theo danh lợi quên mất tình người thì sẽ bị người đời lên án, xa lánh... Hảy luôn tự bảo toàn danh tiếng của mình bằng cách lánh xa những con người tham lam - cuồng vọng làm việc không có tình người!
Hảy nắm vững cơ hành động bằng cách đã thông - thấu suốt mọi vấn đề trước khi hành động, hiểu được khả năng của ta, biết được lòng người dối trá mà tránh, thì ta mới không đi đến ngã rẽ của cuộc đời. Nhưng nói thì dễ, làm mới là khó, vì đời có quá nhiều lọc lừa và dối trá, mà ta không phải là thánh nhân không thể hiểu rõ được lòng người nên khó tránh khỏi bị hại! Nhưng nói như vậy không phải là ta buông xuôi cho dòng đời định mệnh, mà ta phải tự mình vươn lên bằng con tim chân thành và trí óc lanh lẹ để nhận định tình hình, xa lánh những kẻ xấu xa để giảm bớt thất bại, tránh bớt nguy hại cho công việc và riêng bản thân ta không bị nhục chí vì thất vọng.