12 Đức Tính Căn Bản Của Việt Võ Đạo Sinh

Bàn luận về 12 đức tính căn bản của người Việt Võ Đạo Sinh cần phải có như sau: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Trung, Dũng, Cần, Cẩn, Liêm, Khiêm, Kiệm.

Để trả lời và giúp đỡ cho các môn sinh hiểu thêm về 12 đức tính căn bản nêu ra cho các bài bình luận. Xin tóm tắt ý nghĩa từng đức tính ngắn gọn mà võ sư Nguyễn Văn Nhàn đã giãng dạy ngày xưa. Các môn sinh nghiên cứu kỷ từng lời để viết bài và đưa những thí dụ thành công và thất bại trong cuộc đời thực sự để chứng minh cho bài bình luận của mình.

  • Nhân: Có lòng ái nhân đại độ, có tình thương yêu cao cả rộng lớn, sẳn sang bao dung nâng đỡ tất cả mọi người (được nhân tâm)

  • Lễ: Có được cách cử sự thông tình đạt lý, hợp với tất cả mọi người, mọi việc (hiểu được đầu mối công việc)

  • Nghĩa: Có nghĩa khí thâm trọng, dám quên mình vì người, luôn nghĩ đến đại thể để thực hành đại nghĩa. biết lấy đạo nghĩa làm nền tảng cuộc sống và đẫn đạo cuộc đời (giữ vững giềng mối).

  • Trí: Có ý thức linh mẫn. Hiểu được ta, biết được người, định được việc, thấy được chổ cao xa. Tránh được chổ nguy hại (nắm vững cơ hành động)

  • Tín: Có được sự tín thực và luôn giữ vững sự tín thực đối với mọi người cũng như ngay chính bản than (được uy tín).

  • Trung: Có được lòng son sắt kiên bền không dối đời, không có ý hướng riêng tư khác biệt. Sẳn sàng cung hiến trọn thân thể cho cuộc đời (cuộc đời chính đại)

  • Dũng: Có được hung uy dũng chí – tâm hồn dũng mạnh - nghị lực dồi dào. Dám đương đầu mọi việc và đủ sức thắng phục mọi việc không ai dám phạm (có đủ năng lực)

  • Cần: Có được sự chuyên tâm - cần mẫn – trì chí - nhẩn nại vào công việc đang đeo đuổi. Luôn dốc sức tận lực để hoàn thành công việc, không lãng phí thời giờ (việc chóng thành)

  • Cẩn: Luôn thận trọng trong bất cứ mọi việc – không vội vã không hấp tấp. biết nhìn trước trông sau , biết xét mình, xét người, xét việc, xét hoàn cảnh thời cơ trước khi quyết định một điều gì hay khởi sự làm một công việc gì (tránh được nguy hại)

  • Liêm: Đời sống luôn giữ trong sạch – thanh đạm – chính trực. Luôn tự chủ, tự thắng để tự chế mọi bản ngã yếu kém, mọi tham dục tầm thường vị kỷ, không bị vật dục ràng buộc nô lệ (được kính phục)

  • Khiêm: Luôn khiêm nhường trước mọi người. Không háo thắng, không tranh đoạt, không kêu căng, không ỷ lại, biết lặng lẽ âm thầm để chu toàn nghĩa vụ của mình (được qúy mến)

  • Kiệm: Biết bớt chổ dư, bù chổ thiếu, không đua đòi, không tiêu pha phí phạm, biết tích trử số ít để được số nhiều mà lo cho đại nghĩa. Đối với người biết rộng rải, đối với mình biết tiết giảm tối đa những nhu cầu vật chất trong đời sống (được thong dong tiêu sái)

 


BÌNH LUẬN : CHỮ "NHÂN"

( Bài dự thi Văn số 1 năm 2008 : Minh Kha )

Chữ Nhân xuất hiện trong văn hóa Hán Việt từ rất lâu đời . Có lẽ từ cái thưở người Á châu mới bắt đầu nghiệm ra cái đạo làm người từ những nỗi đau và những va chạm trong cuộc sống .

Chữ Nhân mang nhiều ý nghĩa . Nói theo tiếng tượng hình , Nhân có nghĩa là người , và lối viết theo chữ Hán - Việt xưa cũng khác . Nhân còn có nghĩa là lòng từ ái bao dung , độ lượng và thương người . Trong Vovinam ta , chữ Nhân là đức tính đầu tiên trong 12 đức tính mà môn sinh Vovinam chúng ta nên và cần phải có ...

Xét về góc độ làm người , hầu như ai cũng có " Nhân " cả . Theo Mạnh Tử thì : "Nhân chi sơ , tính bổn thiện" . Con người vừa mới sinh ra , ai cũng hiền lương cả . Nhưng cuộc sống và môi trường chính là con thuyền có thể làm cho ta bị đắm chìm và đưa chúng ta về mọi ngã đời .

" Gần mực thì đen , gần đèn thì sáng " ...

Có ai bạc phước , rơi vào những gốc tối của cuốc sống thì quên dần đi cái chữ nhân đó . Nhưng giả sử , cùng một đứa bé sơ sinh đó được chào đời trong một gia đình tử tế , được bố mẹ chăm sóc yêu thương , thì hướng đi của người đó sẽ khác . Bởi vậy , nhân là một đức tính có thể được trau dồi và cũng có thể bị thay đổi . Vì vậy chúng ta mới là con người . Theo một số ý kiến cá nhân thì

" Con người là một tạo vật không toàn vẹn của thượng đế .."

Nên có người này thì cũng có người khác . Người tốt và xấu ở mọi nơi . Ở đâu cũng có người nhân nghĩa và ở đâu cũng có kẻ bất nhân . Người Nhân nghĩa là người có giàu lòng thương người , có tình yêu thương bao la và lòng vị tha đến cao thượng . Người có lòng Nhân không phân biệt tuổi tác , giai cấp giàu nghèo .

*. Có một câu chuyện xuất hiện trên báo chí hiện nay mà ít người để tâm đến ( có lẽ vì cái nhân đối với đa số con người thời đại không còn quan trọng nữa ) . Người ta nói có một cô bé người Hàn Quốc được gia đình người Mỹ nhận làm con nuôi, cô ấy lớn lên nhưng thân hình rất nhỏ bé , một bửa kia đi học có 3 người bạn mới vào thấy cô ta nhỏ con nên ăn hiếp tìm cách trêu chọc làm bộ té ngã vào người cô ta luôn, cô ta về khóc với mẹ, người mẹ cũng hiền từ, bàn tính phương pháp thâu phục 3 cô bạn kia bẳng cách: Mỗi lần bị trêu chọc, cô ta luôn nói rằng:

- Thật sự tôi muốn làm bạn với các bạn!

Trải qua nhiều ngày bình tỉnh, cố gắng và không bỏ cuộc để nói lên những lời đó với 3 bạn mới, cô bé đã dùng tấm lòng tha thứ, tình yêu thương chân thành để cảm hóa ba trái tim cứng cỏi đó . cuối cùng cô bé đã cảm hoá được 3 cô bạn phá phách và trở thành bạn tốt với nhau.. Đó mới chính là lòng Nhân .

Trở về những năm tháng xa xưa , Đại Việt ta vẫn có những người vua nhân từ như Lý Thánh Tông , người nổi tiếng là hoàng đế nhân từ .Thánh Tông là một ông vua có lòng thương dân. Nhân một năm trời rét đậm, Thánh Tông bảo các quan hầu cận rằng:

- "Trẫm ở trong cung ngự sưởi than ấm mặc áo hồ cừu mà còn rét thế này.Huống chi những tù phạm giam trong ngục, phải trói buộc, cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc; vả lại có người xét hỏi chưa xong, gian ngay chưa rõ, nhỡ rét quá mà chết thì thật là thương lắm".

Nói rồi truyền lấy chăn chiếu cho tù nằm, và mỗi ngày cho hai bữa ăn.

Lại có một hôm, Thánh Tông ra ngự ở điện Thiên Khánh xét án, có Động Thiên công chúa đứng hầu bên cạnh. Thánh Tông chỉ vào công chúa mà bảo các quan rằng:

-"Lòng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy, hiềm vì trăm họ ngu dại, làm càng phải tội, trẫm lấy làm thương lắm. Từ rày về sau tội gì cũng giảm nhẹ bớt đi".

Ngày nay , trong môn phái chúng ta có Chưởng môn Lê Sáng là người nổi tiếng có lòng thương người . Chưởng Môn là người phụng sự cả cuộc đời cho môn phái , từng đào tạo nhiều học trò tài giỏi về võ thuật cũng như võ đạo . Nhưng đau buồn thay, có nhiều người quên đi cái ơn đó, ngoảnh mặt quay lưng, làm nhiều chuyện xấu đối với thầy, thậm chí còn bất kính, châm biếm, tìm cách hạ nhục thầy, nhưng thầy không hề để ý hay trách móc . Khi những người đó quay về , thầy vẫn tha thứ lỗi lầm xưa và tiếp đón ân cần . Đó là tấm lòng Nhân từ của người Võ Sĩ Đạo. Ôi! tấm lòng bao dung và độ lượng của Chưởng Môn thật là vô bờ bến -bao la như biển cả.

Ngược lại với những người nhân từ là những kẻ bất Nhân . Người bất nhân là những người lòng dạ ác độc , làm những chuyện thất đức, lòng lang dạ sói. Trong xã hội từ xưa tới nay, những kẻ đó không thiếu ( nếu không muốn nói là đầy khắp mọi nơi ). Họ nằm trong mọi thành phần, không cần biết có học thức hay không có học thức, không cần biết giàu hay nghèo, giữ cương vị gì . Những tên đâm thuê chém mướn , cướp của giết người , vì đồng tiền mà lấy đi biết bao nhiêu mạng sống . Thật tàn bạo và bất nhân biết bao . Đó là những tên cướp trắng trợn . Họ có lẽ cũng có chút " tự hào " vì dám đễ rõ bộ mặt thật của họ ra ngoài . Có lẽ cũng nên liệt họ vào hàng " anh hùng " so với những người bất nhân đeo bộ mặt nai tơ khác . Ví dụ như những người làm lớn trong guồng máy lãnh đạo và chi huy thường hay bốc lột sức lao động của bao người vô tội . Họ giết dần giết mòn mạng sống của biết bao nhiêu người bằng cách đè ép người dân . dân nghèo tràn khắp đường phố , miếng cơm manh áo thiếu thốn đến bần cùng , vậy mà vẫn có người sưng sướng thảnh thơi vung tiền qua cửa sổ " ngồi mát ăn bát vàng "mặc tình dân chúng lầm than đói khổ?

Vovinam chúng ta cũng có nhiều người như vậy. Nhiều và nhiều người đọc võ đạo như học thuộc lòng để thi lên đai mà không hiểu gì? Có nhiều võ sư vẫn đi giảng đạo cho học trò , nhưng chính họ lại không bao giờ làm được điều đó . Đôi khi có người xúi giục học trò đi làm những chuyện không hợp đạo lý của con nhà võ, ví dụ phản bác tất cả những lý thuyết võ đạo do sáng tổ và chưởng môn truyền lại cho thế hệ sau, châm biếm, chê bai những gì trong Vovinam là trừu tượng, sai sự thật... Có người cứ mãi lo tranh giành quyền lợi trong môn phái gây ra bao cảnh đau buồn và khổ sầu cho những con tim chân chính. Có nhiều người làm huấn luyện viên Vovinam lại vì đồng tiền, không làm chuyện tốt, không dạy học trò trở thành người tốt, mãi lo nói xấu hảm hại người khác . Đó là bất nhân .. Họ không những đánh mất bản thân họ mà còn làm vẫn đục biết bao tâm hồn trẻ ngây thơ khác.

Xét toàn diện thì có cái tốt thì bắt buột phải có cái xấu . Chúng ta không thể nào đưa môn phái tới đến mức tuyệt đối . Nhưng điều tối thiểu chúng ta có thể làm là dùng hết khả năng chúng ta để giảm đi cái xấu đó đến mức có thể . Điều đó đòi hỏi sự thấu triệt lý thuyết võ đạo, sự nhiệt tình trong công tác huấn luyện và sư cố gắng vượt khó đi lên của từng môn sinh Vovinam chúng ta . Hãy đem lòng yêu thương trải khắp nơi , hòa mình vào cuộc sống , cảm hóa những trái tim sắt đá để mọi người khắp nơi luôn nhìn chúng ta như đóa sen giữa đầm :

" Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn ... "

 


BÌNH LUẬN: CHỮ "LỄ"

Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.

Những giá trị đạo đức từng được coi là chuẩn mực của Nho giáo, một thứ lỗi thời lạc hậu, liệu có còn thích hợp cho con người của thế kỷ 21 không?
Và đâu là những tiêu chuẩn đạo đức cho con người hiện đại ngày nay?

Ở phương Tây thì họ có đặt ra những tiêu chuẩn về đạo đức để đưa con người vào với những chuẩn mực của xã hội hay không?

Xét về Nho giáo hay những giá trị văn hoá thuộc về thời kỳ phong kiến, thì chúng ta đã từng cố phá bỏ hoàn toàn để xây dựng nên những giá trị mới của xã hội hiện đại. Nhưng thời gian đã cho thấy là chúng ta đã sai, cho dù là đã có từ hàng nghìn năm thì Nho giáo vẫn có những giá trị không bao giờ lỗi thời so với xã hội. Điều quan trọng là chúng ta cần phải giữ lại những cái gì và xây dựng thêm những cái gì?

Đề tài hôm nay chúng ta bàn luận về chử Lễ. Như chúng ta đã biết Lễ là kính trên nhường dưới, sống phải có khuôn phép, chừng mực. Nghĩa là phải biết ơn người khác đã giúp đỡ mình, sống phải có tình có nghĩa. Phàm ai làm người cũng đều phải biết đến Lễ - Nghĩa vì mỗi chúng ta khi sinh ra đã được dạy dỗ từ bé.

Ngày nay khi có sự du nhập của văn hóa phương Tây cũng như một số thay đổi về lối sống, kinh tế và chủ nghĩa. Con người dần quên mất đi chữ Lễ, hay cố tình tìm cách để né tránh nó.

Truyền thống của cha ông ta từ ngàn đời đến nay rất coi trọng chữ lễ. Điều này có từ lâu đời và nhất thiết phải được duy trì bền vững. Mỗi thời đại có sự thay đổi nhất định nhưng với lễ nghĩa thì vẫn luôn có những nét như ngày xa xưa.

Chữ lễ nói đầy đủ thì rất lớn rộng như:

  • Trong gia đình: - Vấn đề lễ nghĩa phải đặt làm đầu vì gia đình là nền tảng, là bài học luân lý đầu tiên cho con trẻ tuân thủ theo phép tắc để từ đó mới bước chân đến trường học rồi tới trường đời, trong nhà phải tôn kính người trên, hiếu thảo với cha mẹ, lễ phép với ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác... đây là đạo đức cổ truyền của dân tộc Việt Nam, đạo đức nầy không phải một sớm một chiều mà có được, mà nó phải được hun đúc trong cách suy nghỉ và thực tập qua những hành động bình thường hằng ngày, như đi phải thưa về phải trình, khi đến nhà ai phải chào hỏi lịch sự lễ phép, khi muốn làm việc gì phải xin phép chủ nhà, chớ không được tự ý muốn làm gì thì làm, đây là nền văn hoá riêng biệt của dân tộc Việt Nam mà ông cha ta đã trân trọng gìn giữ qua mấy ngàn năm văn hiến.

  • Trong học đường: - Phải kính trọng thầy cô giáo, phải biết lắng nghe, chăm chỉ học hành để khỏi phụ lòng thầy cô, tình nghĩa giữa thầy và trò nói riêng phải luôn được giữ bền vững. Đây cũng là một quá trình hai chiều. Thầy ngoài việc chăm lo, yêu thương người học trò phải biết tu dưỡng bản thân, làm gương cho các em. Trò phải biết đối xử tốt với thầy, lắng nghe hướng dẫn đúng đắn từ thầy. Nhưng có lẽ vì cuộc sống hiện đại mà giờ đây người ta quá chú trọng đến tiền bạc và danh lợi để đánh mất chữ Lễ. Có người từng được thầy cô bỏ biết bao nhiêu công sức để dạy dỗ thành người có tài, sau đó lại ham danh ham lợi mà quay lưng bỏ đi đánh mất phần Lễ - Nghĩa. Ngay khi đối diện với chính người đã đào tạo ra họ mà họ cũng chẳng xem ra gì, nói năng không kiêng nể, xem thường thầy cô để chứng tỏ ta đây có tài hơn người.

  • Trong Môn Phái Vovinam: Người môn sinh luôn phải giữ gìn chữ lễ, gặp người trên trước luôn luôn phải nghiêm lễ, nói năng lễ phép, kính trọng thầy cô là những người đã bỏ nhiều công phu huấn luyện và dạy dỗ chúng ta nên người, người ta thường nói: Không thầy đố mầy làm nên!

Quả thật vậy, nếu không có thầy cô nắn nót tay chân, huấn luyện kỷ thuật từng li từng tí, dạy bảo võ đạo để trở thành người tốt thì làm gì môn sinh có được thành đạt như ngày hôm nay? Vậy bổn phận của người trò là luôn phải giữ chử Lễ đối với thầy cô. Mỗi một ngày thầy cô già đi thêm tuổi, mỗi một ngày học trò lớn thêm một tí, hiểu biết nhiều hơn, thành đạt hơn và có thể có tài cao hơn thầy cô... nhưng không vì vậy mà bỏ qua phần lễ nghĩa bất tôn kính người trên nhất là những người đã từng huấn luyện, đào tạo ra mình. Hãy luôn nhớ xuất xứ của mình sống sao cho trọn nghĩa ân.

Người môn sinh vì hoàn cảnh chuyển đổi chổ ở, đừng quên thông báo hoặc xin phép thầy củ của mình để được giấy giới thiệu đến chổ mới tiếp tục sinh hoạt khỏi bị gián đoạn và nên liên hệ với thầy củ của mình thường xuyên để giữ tình nghĩa, đó là phần lễ nghĩa là điều kiện cần phải có đối với người môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo. . Đừng bao giờ chạy theo thầy mới mà quên mất đi thầy cũ, quay lưng ngoảnh mặt chối bỏ thầy mình, bất tôn kính với thầy mình thì tương lai làm sao mình có thể làm thầy để dạy bảo học trò ??

Chữ Lễ ngày nay không còn bó buộc khó khăn như ngày xưa, nó thoáng hơn trước rất nhiều, chử lễ là do tự ta ý thức, thông hiểu và làm theo, nó không khó để chúng ta không thể làm được, chỉ cần mỗi người biết tôn trọng với những người đã đào tạo, đã dạy dỗ để chúng ta có được ngày hôm nay như vậy là chúng ta đã có đầy đủ một chữ Lễ.

 


BÌNH LUẬN : CHỮ "NGHĨA"

Nghĩa: Là làm việc theo đường lối phải, sống khí khái thấy việc bất bình thì ra tay can thiệp, thấy người khốn khổ, bị nạn thì ra tay cứu giúp, Có nghĩa khí thâm trọng, dám quên mình vì người, luôn nghĩ đến đại thể để thực hành đại nghĩa.biết lấy đạo nghĩa làm nền tảng cuộc sống và dẫn đạo cuộc đời, giữ vững giềng mối.

Trong lịch sử Việt Nam chúng ta có một gương anh hùng oanh liệt vì đại nghĩa hy sinh bản thân mình đó là Lê Lai liều mình cứu chúa.

1. Lê Lai liều mình cứu chúa:

Khi Bình Định Vương Lê Lợi khởi binh chống quân Minh bị lâm vào tình cảnh nguy khốn, quân ít thế cô lại nhiều lần bị quân Minh vây hiếp, vua ban hỏi các tướng lãnh:

- "Trong các tướng có ai bằng lòng đem mình thay ta ra đánh ở Tây Đô để làm mồi nhử cho giặc bắt, trường hợp đó ta sẽ rãnh tay chiêu tập quân sĩ để sau này mưu đồ đại sự."

Lê Lai liền tình nguyện đảm đương việc này, Vương lạy khấn trời nói:

- "Lê Lai đem thân mà thay chúa, nếu sau này không nhớ đến công, nguyện cung điện hóa thành rừng núi, bảo ấn hóa thành đồng, thần kiếm hóa thành dao cùn".

Lê Lai bèn xuất binh đến thành Tây Đô khiêu chiến và mặc áo Ngự bào, tự xưng Bình Định Vương. Quân giặc trông thấy người mặc áo vàng tưởng là Bình Định Vương thật, bèn đem hết quân đến vây và bắt sống; đem về rồi giết ... Nhờ thế Bình Định Vương được nghỉ ngơi vài năm để lo tích dưỡng binh đội mà quân Minh không hề để ý đến.

Sau khi đuổi sạch ngoại xâm và lên ngôi vua, Lê Lợi đã nhắc lại lời thề xưa, và bảo các công thần cùng thề sẽ không quên ơn Lê Lai và sẽ nhủ bảo con cháu điều ấy.

2. Con Khỉ có nghĩa

Có người ăn mày nuôi một con khỉ. Bác cho bận nhiều quần áo đem đi múa ngoài chợ để kiếm tiền. Người ta cho ít nhiều, người ăn mày đều chia với khỉ, mưa nắng, cực khổ nhờ nhau, ở với nhau như tình cha con.
Hơn 10 năm sau, người ăn mày già lại bị bịnh không dắt khỉ ra chợ được, mỗi ngày khỉ cứ quì bên đường mà xin ăn, phụng dưởng người ăn mày.

Đến khi người ăn mày chết, con khỉ quì đại bên đường, tiếng kêu bi thảm, ngữa mặt, giơ tay xin tiền, xin được tiền rồi nó tới chổ trại hòm. Chủ trại biết ý bán cho nó một cái hòm, thấy người phu khiêng nó chạy theo níu áo, phu khiêng hiểu ý vào khiêng cái hòm tới chổ người ăn mày chết.

Việc rồi nó liền đi kéo chà cùng lá, cỏ khô, chất đống lên mộ, nổi lửa đốt. Nó kêu vài tiếng rồi nhảy vào giữa ngọn lữa mà chết.

Cảm vì con khỉ có nghĩa, dân chúng bèn đấp mã cho nó và kêu là mã con khỉ có nghĩa.

Trong câu chuyện con Khỉ có nghĩa được truyền tụng cho thấy con vật còn có nghĩa khí, với người chủ đã cưu mang nuôi nó, dám chết theo chủ, thì chúng ta là con người nhất là một môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo cần phải sống sao cho tròn nghĩa khí, để người đời mến khen, đừng để danh dự bị mất đi chỉ vì một chút ganh tỵ nhỏ nhoi, hay vì lợi lộc riêng tư cho bản thân mình. Các môn sinh nên sống thật có ý nghĩa để một khi nằm xuống, những việc của mình làm thế hệ sau sẽ trân trọng gìn giữ và truyền tụng đến các thế hệ kế tiếp, để con cháu đời sau còn hảnh diện vì những việc làm của mình...

Gương sáng chói trong môn phái là Chưởng Môn Lê Sáng: Là một Người sống có nghĩa khí, ân tình luôn trọn vẹn:

  • Đối với gia đình Sáng Tổ, Người luôn kính trọng và nể vì, luôn thăm hỏi và chăm sóc gia đình Sáng Tổ chu đáo kể từ lúc Sáng Tổ mất đi, nên những người con của Sáng Tổ xem Chưởng Môn như người chú ruột.

  • Đối với những người bạn đồng song đã một thời cùng làm việc chung, hay những môn đồ hậu học, Người luôn đối xử hoà khí, sống có tình có nghĩa, có trước có sau...với những người đối xử không tốt, Người vẫn ung dung không chấp nhất, vẫn luôn nể trọng, thương yêu, và mong tình thương yêu có thể cảm hoá mọi người.

  • Đối với Môn Phái, Chưởng Môn luôn sống cho Đại Nghĩa hy sinh đời sống cá nhân dành hết thời gian cuộc đời để phục vụ lý tưởng môn phái, suốt cuộc đời luôn sống cho tha nhân, nhờ vậy mà Vovinam mới có một hệ thống lãnh đạo, chỉ huy nề nếp, một chương trình huấn luyện võ thuật hợp khoa học, hệ thống lý thuyết võ đạo cao siêu, giúp cho người môn sinh Vovinam có chổ dựa tinh thần vững chắc, tạo một bước tiến tương lai vững mạnh và lâu dài, hoàn thành sứ vụ Sáng Tổ giao phó.

Người môn sinh Vovinam phải luôn sống cho Đại Nghĩa, nếu cần thiết có thể hy sinh bản thân để chu toàn đại cuộc, khi đã nhận Ân Nghĩa của người thì phải sống sao cho tròn Nghĩa Khí, có ân thì phải đền đáp, đừng vội quên đi ân nghĩa và phản bội lại ân nhân của mình, tránh làm việc có lỗi và buồn lòng người đã có công đào tạo hoặc giúp đỡ ta trở nên người tốt và thành đạt.. Như vậy mới xứng đáng là môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo.

 


BÌNH LUẬN : CHỮ "TRÍ"

Trí: có nghĩa là người có ý thức linh mẫn. Hiểu được ta, biết được người, định được việc, thấy được chổ cao xa. Tránh được chổ nguy hại luôn nắm vững cơ hành động.

Trí ở đây có ý nói là người có đầu óc thông minh biết việc xét việc rõ ràng minh bạch, chớ không phải là người có mưu mô thủ đoạn xảo quyệt hại người.

Mỗi người khi sinh ra đời có một tính nết khác nhau, trình độ nhận biết cũng khác nhau, có người thông minh tột đỉnh, có người trung bình, có người ngu ngơ chậm hiểu... đó là bản tánh trời cho, ngoài khả năng thiên phú ra, con người nhờ vào học tập để hiểu biết thêm và kinh nghiệm đời từng trải sẽ cho ta thêm trí óc linh mẫn lanh lẹ.

Cổ nhân ta xưa có nói: - Biết Người, Biết Ta trăm trận trăm thắng.

Bất cứ chúng ta muốn làm việc gì trước hết phải:

1. Hiểu được ta:

Khi muốn làm việc gì chúng ta phải suy xét cẩn thận, nhìn lại bản thân mình xem mình có khả năng để làm nổi việc mà mình muốn làm hay không? Đừng bao giờ làm việc ngoài khả năng của ta, đừng bao giờ bắt chước người làm chuyện lớn mà khả năng mình chỉ có giới hạn. Thấy người ta làm được tưởng dễ nhưng khi bắt tay vào việc mới biết sự thật không có dễ.

Một vị tướng lãnh muốn cầm quân ra đánh trận, thì phải xem xét kỷ lực lượng của ta có đủ hùng mạnh và tinh nhuệ hay không? Phải tự rèn luyện bản thân cho giỏi về võ thuật lẫn tài trí để nhận định tình hình tiến thoái vững vàng mới có thể điều binh khiển tướng được.
Một người môn sinh nếu muốn mở lớp võ thì phải xem lại khả năng của ta có đủ trình độ về võ thuật, võ đạo và nhất là có khả năng huấn luyện chỉ huy hay chưa? Ngoài những yếu tố đó còn phải là người có tài ngoại giao, nói chuyện thu phục lòng người để có thể nhờ các nhà mạnh thường quân hay chính quyền địa phương giúp đỡ bảo trợ cho việc xây dựng lớp tập được hình thành và tồn tại lâu dài, chớ không phải bốc đồng làm một thời gian ngắn rồi bỏ dỡ giữa chừng hay bị thất bại...

2. Biết được người:

Trong cuộc sống, khi chúng ta muốn làm một việc gì? muốn vươn lên bằng người khác hay muốn hơn được người khác, chúng ta phải xem xét, học hỏi kinh nghiệm từ họ, nghiên cứu kỷ lưỡng phương cách họ làm như thế nào, rồi ta mới suy nghỉ đặt kế hoạch, sắp xếp công việc để khi làm để được thành công không bị thua kém người khác.

Khi đối đầu với quân địch, tướng chỉ huy phải hiểu biết lực lượng quân địch như thế nào? Mạnh hay yếu ? Rồi mới kiểm điểm lại quân số của ta, xem có thể đánh thắng họ không? nếu họ mạnh thì ta phải chờ đợi thời cơ, nếu địch yếu thì ta ra quân cấp tốc. Nếu lực lượng tương bằng, thì ta phải tìm nhược điểm và kẻ hở của địch mà tấn công vào.
Người môn sinh Vovinam khi kết giao với ai? Hay làm việc gì chung với người khác phải suy xét cẩn thận, tìm hiểu tính tình người đó có họp với mình không? Tánh tình có thật tình, hoà đồng hay là người dối trá, ích kỷ nhỏ nhen, thích tranh danh đoạt lợi?

Thông hiểu được người, kết hợp với người thành thật có cùng chung lý tưởng, làm việc không vì mục đích cá nhân riêng tư, sẳn sàng dấn thân, hy sinh để phụng sự cho mục đích và lý tưởng của môn phái đề ra thì mọi việc mới được tiến hành tốt đẹp và thành công..

3. Định được Việc:

Khi nhận làm việc gì thì phải nhìn lại bản thân chúng ta có khả năng để làm hay không mới nhận việc đó! Khi làm việc phải suy xét sự việc cẩn thận, tính toán kỹ lưởng trước khi bắt tay thực hành, so sách thiệt hơn, đặt kế hoạch tổ chức, nghiên cứu xem có nắm được chắc chắn sự thành công thì mới bắt tay vào làm việc, nếu không chắc chắc thì chúng ta đừng vội vàng hấp tấp làm mà hư việc hoặc dẫn đến thất bại.

Khi đã định được việc và quyết định bắt tay vào làm thì cố gắng đặt kế hoạch sao cho chu toàn, nghiên cứu tình hình, thị trường kỷ càng rồi mới bắt đầu hành động,

Thí dụ như người môn sinh Vovinam muốn tổ chức một buổi lễ hội, thi đấu...
- Điều trước tiên cần phải có thời gian chuẩn bị để hoàn thành, không thể làm cấp tốc trong một thời gian ngắn hạn.
- Kế tiếp là vấn đế tài chánh có tìm đủ nguồn cung ứng cho tổ chức hay không?
- Yếu tố nhân sự và khâu tổ chức cũng là mấu chốt cho việc tổ chức được thành công hay thất bại.
- Sau cùng là sự kết hợp với các cơ quan truyền thông và báo chí để quảng bá sâu rộng trong quần chúng...

4. Thấy chỗ cao xa:

Khi làm việc gì chúng ta cũng phải nhìn thấy cái lợi và cái hại của sự việc, hảy nhìn xa, trông rộng , đừng nhìn và đánh giá trị những sự việc trước mắt mà phải nhìn xa hơn liệu định được kết quả trong tương lai liệu sự việc có thành công và tồn tại được lâu dài hay không?

Do đó khi chúng ta muốn làm việc gì? Như mở võ đường chẳng hạn...Chúng ta phải đặt kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, kế hoạch ngắn hạn là việc chúng ta phải làm trước mắt trong một thời gian ngắn là xây dựng cơ sở, thâu thập môn sinh. Kế hoạch dài hạn là làm thế nào để tìm được nguồn tài chánh vững định, đào tạo nhân sự nồng cốt để tiếp tay góp sức giữ vững võ đuờng được tồn tại lâu dài và phát triển ngày một lớn mạnh thêm ra.

Mở lớp võ, xây dựng cơ sở đã là khó, kiếm được người vào tập cho đông đảo càng thêm khó, huấn luyện môn sinh có chất lượng, tạo sinh khí cho lớp tập hấp dẫn và giữ vững được võ đường được lâu dài lại là một điều thật khó! Vì vậy làm việc gì chúng ta phải tự tin và tính toán cẩn thận, không thể bốc đồng làm trong một ngày hay một buổi được.

Quan trọng nhất là ta phải tự tin ở chính ta, phải tự mình dấn thân học hỏi, tạo kinh nghiệm và thông hiểu được tất cả các khâu, yếu tố tổ chức, để có gì bất trắc xảy ra như người họp tác với ta bỏ cuộc giữa chừng thì công việc chúng ta vẫn tiếp tục hoạt động không bị đình trệ, đừng bao giờ phụ thuộc vào bất cứ ai và bất cứ việc gì để tránh bị nguy hại về sau.

5. Tránh chỗ nguy hại:

Như những nhận định ở trên, người có Trí óc minh mẫn thì khi làm việc phải nhìn xa trông rộng, phải biết suy xét, tính toán kỷ lưỡng, để khi làm việc phải đem đến thành công đừng để bị thất bại.. Những người nào tốt thì nên kết giao những người không tốt thì nên tránh xa để tránh di hại về sau. Trừ trường hợp ta cao tay ấn hơn người thì có thể kết hợp đủ hạng người, nhưng có ai bảo đảm ta sẽ không bị người khác hảm hại trong một giây phút sơ hở nào đó???

Đường đời thì lúc nào cũng nhiều chông gai cạm bẩy, không có gì bẳng phẳng, dễ dàng cho ta bước lên thảm đỏ của cuộc đời, cho nên chúng ta luôn dự trù những thất bại, những vấp ngã, đắng cay mà ta phải gặp trên bước đường đi để phòng khi bị người xấu hảm hại, ta không cảm thấy hụt hẩng, chơi vơi mà vẫn bảo toàn được chí khí không bị ngã gục.

Hảy sáng suốt nhận định sự việc để thấy những việc sai trái, nguy hại mà tránh xa đi, đừng để những lợi danh làm mờ mắt lương tri con người, làm việc mà nhắm mắt đưa chân không suy nghĩ chạy theo danh lợi quên mất tình người thì sẽ bị người đời lên án, xa lánh... Hảy luôn tự bảo toàn danh tiếng của mình bằng cách lánh xa những con người tham lam - cuồng vọng làm việc không có tình người!

Hảy nắm vững cơ hành động bằng cách đã thông - thấu suốt mọi vấn đề trước khi hành động, hiểu được khả năng của ta, biết được lòng người dối trá mà tránh, thì ta mới không đi đến ngã rẽ của cuộc đời. Nhưng nói thì dễ, làm mới là khó, vì đời có quá nhiều lọc lừa và dối trá, mà ta không phải là thánh nhân không thể hiểu rõ được lòng người nên khó tránh khỏi bị hại! Nhưng nói như vậy không phải là ta buông xuôi cho dòng đời định mệnh, mà ta phải tự mình vươn lên bằng con tim chân thành và trí óc lanh lẹ để nhận định tình hình, xa lánh những kẻ xấu xa để giảm bớt thất bại, tránh bớt nguy hại cho công việc và riêng bản thân ta không bị nhục chí vì thất vọng.

 


BÌNH LUẬN : CHỮ TÍN

Thời đại ngày nay không còn nhiều người còn nhớ đến Tam Cương (Vua - Tôi, Cha - Con, Vợ - Chồng) và Ngũ Thường (Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín). Bài viết này nói về chữ TÍN, là một trong Ngũ Thường - Nho giáo Khổng Tử.

TÍN - Đạo đức luôn cần trong cuộc sống mỗi con người nói chung và các môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo nói riêng.

Ai cũng phải giữ chữ Tín nhưng giữ chữ Tín như thế nào, mỗi người mỗi khác. Tín là gì ?

Tín là sự tin cậy lẫn nhau, la không thất hứa, là phải thực hiện đúng đúng cam kết. Chữ tín trước hết phải giữ chính mình. Người không giữ được Chữ tín với bản thân là kẻ bạc nhược, thiếu bản lĩnh, không bao giờ có nghiệp lớn. Nó không dám chịu trách nhiệm với mình thì cũng không hy vọng gì họ dám chịu trách nhiệm với người khác. Xưa nay, chữ tín luôn là phẩm chất cao quý trong đời sống xã hội. Từ thực tiễn cuộc sống, ông cha ta đúc rút rằng: có lòng tin là có tất cả, mất lòng tin thì có khi trắng tay vì chẳng mấy ai còn muốn đến với ta.

Cho nên chữ tín thường đi đến với danh dự, mà danh dự là sự bảo đảm cho sự nghiệp nếu đấy quả là sự nghiệp nếu đấy quả là sự nghiệp theo đúng nghĩa của nó. Nhưng tại sao không được đưa lên đầu trong Ngũ thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) những người xưa quan niệm thiếu chữ Tín chưa thể là kẻ quân tử ở đời.

Trong suy nghĩ của người đời, tôn trọng chữ tín là nền tảng của một hành vi đạo đức được xã hội thừa nhận xưa nay. Trong làm ăn thì nền tảng ấy còn cần thiết hơn bởi khi bước chân vào con đường lắm chông gai này, ai mà chẳng cần đến một điểm tựa, đó là niềm tin của người khác. Thực tế xã hội không thiếu những vụ việc xem thường chữ tín dẫn đến hậu quả vô cùng to lớn.

Lòng tin bắt nguồn từ một xã hội hướng đến cái thiện ở đó chữ tín - thuộc phạm trù đạo đức - phải trở thành kim chỉ nam trong các quan hệ ứng xử ở mọi lĩnh vực. Có lòng tin là có tất cả, mất lòng tin thì có khi trắng tay vì chẳng mấy ai còn muốn đến với ta.