12 Đức Tính Căn Bản Của Việt Võ Đạo Sinh

Bàn luận về 12 đức tính căn bản của người Việt Võ Đạo Sinh cần phải có như sau: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Trung, Dũng, Cần, Cẩn, Liêm, Khiêm, Kiệm.

Để trả lời và giúp đỡ cho các môn sinh hiểu thêm về 12 đức tính căn bản nêu ra cho các bài bình luận. Xin tóm tắt ý nghĩa từng đức tính ngắn gọn mà võ sư Nguyễn Văn Nhàn đã giãng dạy ngày xưa. Các môn sinh nghiên cứu kỷ từng lời để viết bài và đưa những thí dụ thành công và thất bại trong cuộc đời thực sự để chứng minh cho bài bình luận của mình.

  • Nhân: Có lòng ái nhân đại độ, có tình thương yêu cao cả rộng lớn, sẳn sang bao dung nâng đỡ tất cả mọi người (được nhân tâm)

  • Lễ: Có được cách cử sự thông tình đạt lý, hợp với tất cả mọi người, mọi việc (hiểu được đầu mối công việc)

  • Nghĩa: Có nghĩa khí thâm trọng, dám quên mình vì người, luôn nghĩ đến đại thể để thực hành đại nghĩa. biết lấy đạo nghĩa làm nền tảng cuộc sống và đẫn đạo cuộc đời (giữ vững giềng mối).

  • Trí: Có ý thức linh mẫn. Hiểu được ta, biết được người, định được việc, thấy được chổ cao xa. Tránh được chổ nguy hại (nắm vững cơ hành động)

  • Tín: Có được sự tín thực và luôn giữ vững sự tín thực đối với mọi người cũng như ngay chính bản than (được uy tín).

  • Trung: Có được lòng son sắt kiên bền không dối đời, không có ý hướng riêng tư khác biệt. Sẳn sàng cung hiến trọn thân thể cho cuộc đời (cuộc đời chính đại)

  • Dũng: Có được hung uy dũng chí – tâm hồn dũng mạnh - nghị lực dồi dào. Dám đương đầu mọi việc và đủ sức thắng phục mọi việc không ai dám phạm (có đủ năng lực)

  • Cần: Có được sự chuyên tâm - cần mẫn – trì chí - nhẩn nại vào công việc đang đeo đuổi. Luôn dốc sức tận lực để hoàn thành công việc, không lãng phí thời giờ (việc chóng thành)

  • Cẩn: Luôn thận trọng trong bất cứ mọi việc – không vội vã không hấp tấp. biết nhìn trước trông sau , biết xét mình, xét người, xét việc, xét hoàn cảnh thời cơ trước khi quyết định một điều gì hay khởi sự làm một công việc gì (tránh được nguy hại)

  • Liêm: Đời sống luôn giữ trong sạch – thanh đạm – chính trực. Luôn tự chủ, tự thắng để tự chế mọi bản ngã yếu kém, mọi tham dục tầm thường vị kỷ, không bị vật dục ràng buộc nô lệ (được kính phục)

  • Khiêm: Luôn khiêm nhường trước mọi người. Không háo thắng, không tranh đoạt, không kêu căng, không ỷ lại, biết lặng lẽ âm thầm để chu toàn nghĩa vụ của mình (được qúy mến)

  • Kiệm: Biết bớt chổ dư, bù chổ thiếu, không đua đòi, không tiêu pha phí phạm, biết tích trử số ít để được số nhiều mà lo cho đại nghĩa. Đối với người biết rộng rải, đối với mình biết tiết giảm tối đa những nhu cầu vật chất trong đời sống (được thong dong tiêu sái)