-
Về võ lực: người thầy võ dạy cho học trò cách ứng biến khoa học khi thượng đài hoặc gặp sự nguy biến ngoài xã hội; cách dúng sức, đòn thế phù hợp trong những điều kiện không gian khác nhau;
-
Về thể lực: người thầy võ dạy cho học trò cách rèn luyện, tăng cường sức khỏe để đạt đến độ dẻo dai – mạnh mẽ tốt nhất của cơ bắp và khả năng duy trì nhịp độ tim mạch hợp lý, đều đặn; muốn dẻo dai, khỏe mạnh phải tạo được thói quen thường xuyên luyện tập. Thói quen này như là hơi thở, bữa cơm hàng ngày vậy;
-
Về trí lực: người thầy võ giúp học trò không ngừng suy nghĩ, tìm hiểu về võ thuật, võ đạo. Chính việc tìm hiểu liên tục trong những buổi học sẽ tạo cho học trò lối tư duy của nhà khoa học, đó là luôn đặt câu hỏi Tại Sao? và Như Thế Nào? Tập luyện chuyên cần là tốt nhưng chưa đủ, phải hỏi để sáng tỏ.
-
Tâm lực: Tâm là gì? Thế nào là có Tâm lực? Tâm tức là những suy nghĩ hoài bão mang mục đích Hướng-thượng – tức là hướng đến các mục địch cao đẹp của cuộc sống. Xưa gọi là Sống-Tốt-Đời-Đẹp-Đạo; nay gọi là Sống-Dấn-Thân-Hiến-Ích. Nhưng dấn-thân thôi chưa đủ, Tâm lực trong đời sống xã hội hiện tiền cần phải có Tinh-Thần-Phụng-Sự. Người học võ cần tinh thần phụng sự như thế nào? Chúng ta sẽ thảo luận trong phần sau.
Kính mới quý đồng môn, thân hữu gửi nhận định, quan điểm để thảo luận sáng tỏ nội dung này.
Blog Học Võ Vovinam