12 Phương Châm Tu Dưỡng Và Hành Xử Của Môn Sinh Vovinam

Suốt đời người, mổi chúng ta thường nghĩ thường ngày là - chúng ta phải nghĩ gì ? - chúng ta phải làm gì ? - phải làm thế nào để thành công ? Khi giải đáp xong một trong những câu hỏi đó là chúng ta đã tìm ra được một phương châm - Phương châm: nghĩa ngắn gọn là cái kim chỉ phương hướng để tiến tới, và theo nghĩa rộng là xu hướng, là con đường phải đi mà ta muốn đi - Đi đường : "Đôi mắt" là phương châm của thân thể - Suy nghĩ : "Óc" là phương châm của tìm tòi, lựa chọn, phân biệt.

Như vậy trong mọi ngành sinh hoạt xã hội, từ người thợ, nhà nông, thương gia, tu sỉ, người lính... ai cũng có phương châm cho công việc, đời sống của mình để biết rằng mình phải nghĩ gì, làm gì và làm sao cho được thành công.

Việt Võ Đạo Sinh cũng vậy, rất cần phải có phương châm để tu thân dưỡng tính, hành động và xữ thế, gọi tắt là Tu - Dưỡng - Hành - Xữ.

Phương châm Tu - Dưỡng - Hành - Xữ của môn phái Vovinam chính là bó đuốc để soi sáng con đường học võ của các môn sinh. Có thể ví võ thuật học được là cái xác, còn phương châm Tu - Dưỡng - Hành - Xữ. để tiến tới một nền võ đạo là cái hồn của các môn sinh. Xác không hồn là xác chết, cũng như người học võ mà không có phương châm Tu - Dưỡng - Hành - Xữ. là học lấy cái xác không hồn của võ thuật dể trở thành vũ phu, thô bạo. Có mười hai phương châm Tu - Dưỡng - Hành - Xữ. dành cho cho các Việt Võ Đạo Sinh. Những phương châm này được chia thành bốn loại mổi loại có ba phương châm, trùng một chử đầu để dễ học , dễ nhớ và để thực hành:

  • Luyện thể - Luyện thân - Luyện khí
  • Tận tình - Tận tâm - Tận nghĩa
  • Thường khiêm - Thường dung - Thường liên
  • Lập thân - Lập chí - Lập nghiệp
  • Ba phương châm "Luyện" với bản thân

Đối với bản thân, Việt Võ Đạo Sinh phải luôn luôn hàm dưỡng công phu tu luyện, để có gắng bỏ xấu thêm tốt, bõ dỡ thêm hay, để mổi ngày mỗi thêm kiện toàn tinh tiến, có ba phương châm tu luyện:

LUYỆN THỂ: Tức lèn luyện thân thể bằng những phương pháp hô hấp, vận động thân thể và trau dồi võ thuật. Tại sao phải hô hấp ? Hô hấp là phương pháp tối yêu của việc điều động kinh mạch, làm sao cho tâm thân điều hòa, phóng khoáng. Hô hấp đúng cách sẽ làm cho tinh thần khỏi mỏi mệt, khí huyết được lưu thông, sinh lực dồi dào.

Tại sao phải vận động thân thể ? Chính vì thân thể con người là nguồn gốc của mọi cơ năng liên lạc, tiếp xúc với ngoại vật. Thân thể có cường tráng, con người mới ham hoạt động và yêu đời, gạt bõ những ý nghĩ bạc nhược, bi quan yếm thế. Khỡi đầu hoạt đông thân thể bằng những phương pháp thể dục, thể thao thông thường. Sau dó vận động thân thể bằng những phương pháp luyện "thân thép" (nội công, ngoại công). Ngoài ra muốn vận động thân thể có hiệu quả hoàn toàn, cần tiết chế những thú vui làm tổn hại sức khỏe.

Tại sao phải trau dồi võ thuật ? Võ thuật là tinh hoa cao nhất của việc luyện thể. Người chư có võ công cần võ học để biết cách vận dụng thân thể, điều động kinh mạch và biết cách xữ dụng khi lâm sự. Người có võ công rồi cũng cần luôn luôn trau dồi võ thuật để sức khỏe và võ học của mình được luôn luôn tăng tiến.

Cho nên Việt Võ Đạo Sinh phải thường xuyên nhớ tới phương châm đầu tiên của mìnhtrong việc tu dưỡng và luyện thể để ứng dụng trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh.

  • Luyện trí: Tức rèn luyện trí tuệ bằng những phương pháp như: học, tự học, tập quan sát nhận định, luôn luôn tham gia các cuộc hội ý và hội thảo.
  • Học: Ở thầy, bạn, trường học, đường đời, học ở những người giỏi hơn và luôn cả những người kém hơn mình nữa. Nên nhớ câu thành ngữ "ăn vóc, mặc quen" và câu "học ăn, học nói, học gói, học mở" nhận thức và chiêm nghiệm.
  • Tự học: Tức học một mình, đọc sách, và hàm thụ hoặc chiêm nghiệm. Từ xưa, biết bao nhiêu danh nhân chỉ vì có chí tự học từ nhỏ mà đã làm nên sự nghiệp.

Tập quan sát, nhận định: Tức tập xem xét, suy nghĩ, tìm hiểu. Người quan sát, nhận định giỏi là người gây được thói quen xem xét, suy nghĩ tìm hiểu , vừa đúng vừa nhanh. Quan sát nhận dịnh giỏi đối với người trên đường đời là chỉ đão mắt nhìn qua đã nhìn ra sự thiện ác của người đối diện. Quan sát nhận định giỏi của người võ sỉ càng cần thiết hơn, vì còn cần trong cách cư xữ với đời, ứng phó với cơ nguy chứ không chỉ để thắng lợi mà thôi. Quan sát nhận định giỏi đối với người lảnh đạo và chỉ huy là luôn luôn nắm vững các đầu mủi các sự việc để đi tới quyết định cuối cùng và tiên liệu được những gì sẻ tới, phải tới.

  • Hội ý: Là những cuộc trao đổi ý kiến giửa một nhóm năm ba người . Tất cả những phương pháp luyện trí trên chỉ giúp chúng ta chỉ giúp chúng ta trở thành những người tài giỏi đơn độc trong xã hội. Nói theo cách nói của thời đại là lối tài giỏi "anh hùnh cá nhân" của thời trung cổ. Ngày nay trình độ hiểu biết của loài người có tiến xa hơn, việc gì cũng có tổ chức tập thể, có tính cách đại quy mô, nên không thể nào còn tiếp tục dùng lối sống "anh hùng cá nhân" để đi tới thành công. Muốn thành công thì phải " biết mình, biết người" phải điều hòa chủ quan với khách quan. Muốn điều hòa chủ quan và khách quan trước hết chúng ta phải thực nghiệm bằng cách trao đổi ý kiến với bạn hửu, đồng môn, hoặc thân nhân của ta. Nhưng hội ý không phải nghĩa là"ba phải", nhu nhược, thụ động, mà hội ý là để thông hiểu mọi khía cạnh của sự việc, của vấn đề ta cần tìm hiểu , cần có một quyết định rỏ ràng, sáng suốt, thẳng tắn, nói tránh khỏi những trường hợp do dự, trì chậm hoặc làm việc tắc trách.

  • Hội thảo: Là những cuộc thảo luận của nhiều người, khi có việc hội ý gồm nhiều người quá, phải có tổ chức những cuộc thảo luận công cộng nhiều người một lúc, vừa để tiết kiệm thời giờ, vừa để mọi người có cơ hội có cơ hội phát biểu ý kiến riêng và đi đến một quyết dịnh chung: "đó là hội thảo". Hội thảo khác với hội ý ở chổ: Hội ý có tính cách thân mật, còn hội thảo có tính cách công khai, công cộng. Vì thế trong những buổi hội thảo những ý kiến bất đồng được phát biểu công khai, dù có hay không có chủ đích của nó. Điều cần phân biệt là hội ý khác với hội thảo ở chổ: có những người khi nói chuyện tâm tình rất giỏi, nhưng phát biểu giữa đám đông rất dỡ. Do đó: muốn nuôi hoài bão lớn lao, đảm đương trọng trách , cần phải tham dự những cuộc hội thảo và tập quen với lối phát biểu ý kiến tại những nơi công cộng.

Tóm lại: Việt Võ Đạo Sinh muốn luyện trí cho đầy đủ , cần phải tự trao đồi bằng cách: học, tự học, tập quan sát, nhận định và đồng thời phải thực tập những điều đã học hỏi được bằng hội ý và hội thảo.

LUYỆN KHÍ: Tức rèn luyện thần khí, để tâm thân luôn luôn thanh thản, sáng suốt khi tìm hiểu và nhận xét sự việc. Những bậc thánh nhân đạt được mức độ sáng suốt quán thông được mọi sự việc, ngoài việc thiết chế dục vọng, còn một công phu hàm dưởng tới cao độ. Phương pháp tu dưởng thần khí gồm có: Cố tránh những tình cảm, xúc động bột phát trong đời sống. Có bảy tình cảm, cảm xúc gọi là Hỉ: mừng, Nộ: giận, Ai: buồn, Lạc: vui, Ái: yêu, Ố: ghét, Cụ: sợ

Chúng ta chỉ là thường dân, không phải là thánh nhân nên không thể tuyệt diệt được những tình cảm, cảm xúc trên. Tuy nhiên, chúng ta có thể cố gắng tiết chế bớt những tình cảm, cảm xúc quá độ. Châm ngôn ta có câu: "quá giận mất khôn" chính là ở trường hợp này.

Đã có những cố gắng tiết chế bớt những tình cảm, cảm xúc quá mạnh rồi, ta còn phải biết lắng tâm tư gạn cho trong, lọc cho hết những tư tưởng hỗn tạp ở trong lòng, để thần khí được thanh thoát, sáng suốt mà giao cảm với vạn vật.

Sau đó, chúng ta còn phải tập vận dụng về tinh thần và thể chất:

  • Về tinh thần: vận dụng óc tổng hợp và phân tích để kết hợp và mổ xẻ mọi sự việc.

  • Về thể chất: Tự luyện một lối sống điều độ, từ ăn ngũ đến làm việc, cũng luôn luôn biết điều dưỡng sức khỏe bằng mọi cách, để có thể chống đở với mọi thay đổi của thời tiết , bệnh tật.

Tóm lại: Luyện khí là phương pháp quay nhìn vào thân thể, nhằm mục đích rèn luyện cho tinh thần được thanh thản, sáng suốt, bình tỉnh để hành xữ trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh.

Ba phương châm "tận" đối với đời

Cố gắng tu luyện về thể, trí và khí Việt Võ Đạo Sinh còn phải đối xữ tận tình , tận tâm và tận nghĩa với đời để cuộc sống có ý nghĩa hơn và để mổi ngày ta hiểu ta hơn, hiểu người hơn và có thêm được nghiều người thông cảm, thương mến ta hơn trong cuộc sống. Có thế Việt Võ Đạo Sinh mới thâu hái được thành công khi truyền bá tinh thần Việt Võ Đạo với quần chúng và phản ảnh được tinh thần tự giác, vị tha, nghỉa hiệp, dũng cảm, hướng thượng của môn phái Vovinam, có ba phương châm đối xữ với người:

TẬN TÌNH: Tức đối xữ với tất cả cảm tình đôn hậu mà mình có. Muốn thế phải yêu đời phương châm này áp dụng vào thực tế có bốn trường hợp để đối đải:

  • Tận tình với thân hữu: là luôn luôn giúp đỡ bạn bè với tình tương ái. Tình tương ái ở đây là: yêu kính lẫn nhau, không quản ngại những sự hy sinh thua thiệt, để tình cảm càng ngày càng đằm thắm hơn.

  • Tận tình với đồng môn: đồng môn là bạn võ trong môn phái, những người bạn đã cùng đứng chung một hệ phái võ thuật và cùng chung một một lý tưởng võ đạo. Đối với các đồng môn, Việt Võ Đạo Sinh phải luôn luôn giử vững tinh thần đồng cam cộng khổ, tức là cùng nhau chia xẻ những vinh nhục của môn phái trong mọi hành động hành xử.

  • Tận tình với các võ hữu: võ hữu là danh từ gọi chung những ngưởi bạn võ thuộc các võ phái khác. Tuy không đứng chung một môn phái với mình, nhưng cũng là những người bạn cùng theo đuổi một mục đích võ học nào đó như mình.

  • Tận tình với đời: Đời tức là cuộc đời, bao gồm mọi thành phần xã hội, vì xã hội có thể tốt hay xấu, nên người có trăm ngàn tính tình khác nhau. Người đời không phải là bậc thánh cũng như không phải là bậc thánh cũng như không phải là quỷ dữ, nên ai cũng có những tính tốt , tính xấu. Đối với tính tốt ta khích lệ, đối với tính xấu chúng ta giúp họ sửa đổi với tình cảm đôn hậu, đó là lối đối xữ tận tình. Muốn đối xữ tận tình với đời, ta phải luôn luôn giử vững lòng từ ái, yêu thương tất cả mọi người, bằng ngôn ngữ, cử chỉ, và việc làm thực tế.

Tóm lại, phương châm "tận tình" áp dụng trong cách hành xữ với đời là : tương ái với thân hữu, đồng cam cộng khổ với đồng môn, tương liên với võ hữu, và từ ái với đời.

TẬN TÂM: Tức đối xữ hết lòng với bạn bè với đời. Đã đối xữ tận tình còn phần phải đối xữ tận tâm nữa . Có những người đối xữ với nhau tận tình, nhưng không tận tâm giúp đỡ nhau. Tận tình bộc lộ ra ngoài, tận tâm thì lắng đọng bên trong. Tận tình bộc lộ trong một lúc, một trường hợp, một hoàn cảnh. Tận tâm lắng đọng mãi mãi, trong sự sâu kín trong tâm hồn. Do đó, tình cảm khi càng vào sâu, càng âm thầm kín đáo, sâu sắc. Điều cần phân biệt Việt Võ Đạo Sinh không phải là người tu sĩ , hay nhà hiền triết sống trong tháp ngà suy tưởng, mà người thực tế, người hành động, nên phải áp dụng những tính tình tốt kia vào hành động, vào thực tế. Phương châm tận tâm khi áp dụng vào thực tế cần có ba đức tín: chí thành, chí tín và chí công.

  • Chí thành: là lúc đối đải bao giờ cũng lấy sư thành thật làm căn bản. Nên nhớ, kẻ giả dối chỉ có thể thành công nhất thời, người thành thật thành công trường cửu. Giả dối là lâu đài xây trên bải cát còn thành thật là cây đại thụ bắt rễ vào lòng người.

  • Chí tín: là lúc nào cũng trong lởi hứa, lời nói. Thà không nói không hứa, nhưng đã nói, đã hứa là phải làm. Đó là chí tín! Người có đức chí tín sẽ luôn luôn gây được niềm tin trong lòng mọi người chunh quanh, đó cũng là mộtn trong những bí quyết thành công.

  • Chí công: là lúc nào cũng trọng công bằng, chánh trực, luôn coi trọng mọi người như nhau, đối xữ công bằng với mọi người, không để tình riêng xen lẫn vào việc đối đải chung. Người có đức chí thành rồi phải giử đức chí tín nữa, vì chí tín là mặt ngoài của sự đối xữ thành thật trong việc giao dịch với mọi người. Chí tín rồi phải giử đức chí công nữa, vì chí công lại là cách cư xữ, đối đãi trong mọi trường hợp.

Tóm lại, phương châm tận tâm vừa hàm dưỡng những đức tín, vừa ứng dụng những đức tín này vào hành động, vào thực tế. Phương châm tận tâm gồm 3 đức tín chí thành, chí tín, và chí công.

TẬN NGHĨA: Tức đối xữ có nghĩa, thủy chung với cả mọi người, phương châm này có hai trường hợp áp dụng:

  • Đối với bạn và đời: Những người thân hay sơ, không cùng chung một lý tưởng. Tuy nhiên, với tinh thần võ sỉ đạo, bao giờ ta cũng giữ một lòng thủy chung, không đổi dời, không phản bội, bất cứ vì lý do nào và trong trường hợp nào. Bởi vậy Việt Võ Đạo Sinh khi giao kết cộng tác với ai, phải thận trọng ngay từ đầu. Nếu trong trường hợp bất đắc dĩ phải thay đổi ý kiến, chỉ thay đổi ý kiến bằng sự im lặng, rút lui. Tại sao phải im lặng rút lui? chính vì lổi tại ta nhận xét kém cỏi, đánh giá lầm người, lầm việc, nên cách hay hơn hết là im lặng rút lui vào bóng tối suy tưởng để rút tỉa kinh nghiệm, để trao dồi bản lảnh được khá hơn, giỏi hơn, tốt hơn và nhất là để bảo toàn được đức tính thủy chung.

  • Đối với người cùng chung lý tưởng, đặc biệt là cùng môn phái: Môn phái chúng ta đặt căn bản trên tinh thần võ đạo, có kỷ cương rỏ rệt. Kỷ cương là nền móng vững chắc xây dựng và phát huy môn phái. Ta phải nuôi lòng thủy chung, tận tụy với môn phái, song song với sự tuân phục, kính mến người trên. Người trên ở đây là những người đã đi trước trong việc phát triển và cũng cố môn phái, những người từng trải, lịch duyệt, có kinh nghiệm hành xữ. Ta thủy chung , tận tụy với môn phái tức là đã thủy chung, tận tụy với chính ta và với lý tưởng mà ta đang đeo đuổi: "phục vụ dân tộc và nhân loại".

Phương châm "Thường" đối với người

Sau khi tu dưỡng bản thân, rèn luyện những đức tín đối xữ với đời, Việt Võ Đạo Sinh phải tự trao dồi bản lãnh trong việc đối xữ với người. Người ở đây có thể hiểu là nhân loại. Có ba phương châm tu dưỡng để đối xữ thường ngày với mọi người trong cuộc sống, dù là thân hay sơ quen hay không quen biết.

  • Thường khiêm: Tức là lúc nào cũng khiêm nhường. Nói thì dễ nhưng làm rất khó, vì tuổi trẻ nhiều tự ái, thích nói nhiều hơn nghe. Vì vậy, muốn đạt tới công trình tu dưỡng này, Việt Võ Đạo Sinh phải luôn luôn khả ái , dịu dàng, nhã nhặn để được cảm tình thương mến mọi người.

  • Thường dung: Tức lúc nào cũng tiếp nhận, bảo bọc người, kể cả đối kẻ thù địch. Luôn luôn tự hỏi xem lòng mình có rộng rải bao dung người không. Đức tính bao dung đã nẩy nỡ trong lòng thương yêu, tha thứ mọi người và gạt bỏ được mọi phán đoán khắc nghiệt, mọi hành động cứng nhắc cùng với sự ghen ghét, đố kỵ. Và cũng chính đức bao dung đã biểu lộ được cái hùng khí, rộng lượng của Việt Võ Đạo Sinh và cảm hóa được kẻ lầm lổi trỡ về với đường ngay lẽ phải. Nên nhớ, khắc khe xét nét người ai mà chẳng làm được nhưng rộng lượng bao dung thì chỉ có những người có có tinh thần sống cao thượng, phong phú mới làm được.

  • Thường liên: Tức luôn luôn kết liên, hòa hợp với mọi người. Cuộc sống của con người đầy dẩy những bất trắc, đổi thay, phiền não. Thực lòng hòa đồng, kết liên với nhau chưa hẳn đã thành công trên đường đời, nữa là đối xữ hời hợt, khinh bạc với người. Việt Võ Đạo Sinh yêu thương bao dung người không phải chỉ ở lời nói xuông là đủ. Phải biều lộ bằng hành động , bằng thái độ niềm nỡ, khoáng đạt tỏ ra là mình hòa đồng, kết liên với người thực sự. Muốn thế, phải có những hành động minh bạch, có ý thức để mọi người dể dàng cảm thấy, nhận thức được. Có hòa đồng, kết liên với người mới tránh được những hiểu lầm, hoặc hận thù vô nghỉa và đi đến sự tương thân, tương trợ. Tương thân, tương trợ chính là hành động rỏ rệt nhất của việc kết liên, hòa hợp với mọi người.

Tóm lại, phương châm thường liêm chính là nhằm mục đích cụ thể hóa lòng yêu thương, bao dung người và làm cho nhân loại thông cảm, tương thân, tương trợ nhau hơn. Đó chính là một yếu tố quan trọng cho công cuộc an lạc xã hội vậy.

Ba phương châm "Lập" đối với xã hội

Sau khi tu dưỡng bản thân, rèn luyện những phương châm đối xữ với đời, với người, Việt Võ Đạo Sinh phải luôn luôn có óc thực tế. Nghĩa là phải có ý niệm và tổ chức đời sống sao cho xứng đáng với danh dự người Việt Võ Sỉ. Có ba phương châm thể hiện ba nguyện vọng trong đời sống phải thực hiện để kiện toàn trong công cuộc làm người.

LẬP THÂN: Tức phải xây dựng cho mình một chổ đứng trong xã hội. Có đứng vững trong xã hội, mới có thể tự làm thăng hoa những năng khiếu, ưu điểm, về tinh thần cũng như vật chất để tự tồn, muốn thế chúng ta phải giữ:

  • Vững đời sống tinh thần: Luôn luôn thêm tốt bỏ xấu, thêm hay bỏ dơ,?rong mọi trường hợp hành xữ. Lầm lẫn, bị mê hoặc, bị dối gạt cũng là những nhược điểm tỏ ra tinh thần không vững . Muốn thế phải luôn luôn trao dồi tinh thần, tức là đức tính được vững vàng phong phú.

  • Vững đời sống vật chất: Phải có một đời sống vật chất đầy đủ, độc lập trong xã hội. Tại sao cần có một đời sống vật chất đầy đủ, độc lập trong lòng xã hội?. Chính vì đời sống vật chất có vững vàng, mới gạt bỏ được những ý nghĩ nhờ vã, ỷ lại, dựa dẩm khi hành xữ, để có thể giử được độc lập được tư tưởng, giử vô tư được tinh thần, không bị chi phối bởi những nhu cầu vật chất thông thường.

Hằng ngày, đọc báo chúng ta thấy có biết bao các thanh niên nam nữ vì đời sống vật chất không vững, nên đã tự làm hủy hoại thân danh, vì những việc làm điếm nhục đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và xã hội.

Việt Võ Đạo Sinh phải tâm niệm rằng: đi đôi với tinh thần phong phú, cần phải độc lập về đời sống vật chất nữa, mới có thể lập thân nữa. Nhưng ngược lại, độc lập về đời sống vật chất cũng không có nghĩa là tìm cách làm giàu bằng được, rồi mới nghĩ tới đời sống tinh thần, mà phải song song nghĩ tới việc phát huy cả đời sống tinh thần lẫn vật chất cũng được phong phú, vững chắc như nhau. Như vậy mới thoát được những ảnh hưởng xấu trong xã hội làm hư hỏng mọi công trình tu dưỡng đời sống tinh thần của chúng ta.

LẬP CHÍ: Tức phải gầy dựng cho mình có chí hướng. Vì sau khi đã lập thân ròi, nếu không có một ý hướng cao cả để phụng sự và tiến tới, con người sẽ chẳng khác gì loài vật: "chỉ cốt ăn no, ngủ kỹ, yên phận"

  • Có chí hướng, cuộc sống của chúng ta chẳng những có nhiều niềm thú vị hơn, mà còn khiến cho chúng ta cảm thấy được sống xứng đáng hơn với nghỉa vụ làm người của mình.

  • Chí hướng của chúng ta chính nhằm vào việc phụng sự dân tộc và nhân loại. Phụng sự dân tộc nghĩa là làm bổn phận người dân, phụng sự nhân loại nghĩa là làm bổn phận làm người. Muốn làm được hai nghỉa vụ cao cả đó, Việt Võ Đạo Sinh phải lập chí ngay từ lúc thiếu thời, càng sớm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Đó là chí hướng cao cả của mổi chúng ta. Và đó là lý tưởng mà môn phái Vovinam Việt Võ Đạo đang theo đuổi.

LẬP NGHIỆP: Tức là phải gầy dựng cho mình một sư nghiệp. Tất cả những công trình của những việc làm có lý tưởng của mổi chúng ta thâu hái được kết quả tốt, đều gọi là sự nghiệp. Vì thế, sự nghiệp là phần thưởng cho mổi cá nhân sau khi hoàn thành sứ mạng phục vụ ích lợi chung. Sự nghiệp khác với danh phận ở chổ là sự nghiệp thuộc ích lợi chung, danh phận chỉ biểu dương tên tuổi địa vị mình có, không nhất thiết là có thuộc ích lợi chung hay không.

Việt Võ Đạo Sinh cần chú trọng tới sự nghiệp, đặt sự nghiệp lên trên danh phận. Ví dụ: cũng là võ sư, nhưng có thể người này có sự nghiệp mà người kia chưa có, tuy cả hai cùng có danh phận là võ sư. Sự nghiệp bao giờ cũng hàm chứa ý nghỉa tốt đẹp, danh phận chỉ là cái cầu. Sự nghiệp là một khunh cảnh lớn, do đó chúng ta cần chú trọng tới sự nghiệp hơn là chú trọng tới danh phận, vì sự nghiệp còn mãi, nhưng danh phận có thể chỉ có tính cách nhất thời.

Muốn thế ta phải nghỉ tới việc lập nghiệp. Lập nghiệp là con đường tạo cho một nghị lực phi thường , vượt trên mọi gian lao khổ hạnh để tìm hướng hạnh phúc lâu dài.

Người tha thiết đến sự nghiệp là người có một tinh thần, ý chí, nghị lực bền bỉ, không hề kiêu hảnh khi thành công, không hề nãn lòng khi thất bại. Không một sự nghiệp nào lại không hao tốn mồ hôi và nước mắt, đôi khi cả xương máu nữa dể có thể thành công. Vì thế người có chí lập nghiệp là người không bao giờ sợ khó, ngại khổ, vì hiểu rằng muốn gầy dựng nên sự nghiệp, cần phải tự thắng mình trước đã.

Tóm lại, lập thân, lập chí, và lập nghiệp là ba phương châm căn bản để Việt Võ Đạo Sinh biết sống cho ra sống , biết hành xữ cho hợp tình cảnh, để đạt tới một lý tưởng cao đẹp cho đời sống bằng công phu tu dưỡng của mình: công phu tu dưỡng hành xữ của Việt Võ Đạo Sinh.