DUYÊN LÀNH GẮN BÓ CÙNG VÕ PHÁI TRÚC LÂM
( 1895 - 1977 )
Võ quan Đỗ Nguyên Dụ
(pháp hiệu: Cư sĩ Phổ Pháp)
CƯ SĨ THÍCH PHỔ PHÁP : -( 1895 - 1977 ) Tên đời Đỗ Nguyên Dụ quê gốc tại Thái Bình vốn được sinh trưởng trong gia đình phú nông giàu có .ngay khi còn nhỏ ông đã bẩm sinh có sức mạnh khác thường , cha mẹ cho ông đi học chữ thánh hiền , nhưng ngặt nỗi ông không chăm chỉ ham học. Bù lại với võ thuật thì là nỗi ham thích tột cùng, vốn có năng khiếu , ông đi khắp làng này, tỉnh nọ tìm thầy học võ mà chỉ vài ba tháng sau là ông làm cho các ông thầy phải khen ngợi. Trong làng ông nổi tiếng là người võ nghệ cao cường, vật giỏi không người đối địch, đến năm mười bảy , mười tám thì trong Tỉnh thi vật ông là người giỏi nhất! Cha mẹ ông thấy con đã lớn mà không nghề nghiệp suốt ngày chỉ có võ nghệ ,côn, quyền, nên chạy chọt cho ông kiếm một chức Lại nhỏ , nhưng vì không quen lòn cúi nên cũng hỏng ! Năm ông hai mươi lăm tuổi , cha mẹ ông nhờ người mai mối chạy lo chỗ quan lớn nhất phẩm Triều đình Vi Văn Định . Nhờ vậy mà năm ấy ông được thi và trúng tuyển đứng đầu trong kì thi võ và được phong cấp quan Quản Cai . Trúng được nghề mình yêu thích ông vô cùng sung sướng , đem hết lòng phục vụ quan trên , chỉ ba năm sau ông lại được cất nhắc làm Quản Cơ ở tại Kinh Đô Huế . Trong tình trạng đất nước ta lúc bấy giờ thực chất là thuộc địa của nước Pháp , ngay cả vua vẫn phải chịu sự sai khiến của người Pháp ,Vua Khải Định lên ngôi là do người Pháp quyết định chứ không phải do Vương Triều Nguyễn muốn thế ! Quân đội thì hèn kém triều đình cũng không có tiền trả cho quan lính , nhất nhất mọi thứ đều trông vào nước mẹ Phú Lang Sa ,các quan chức của An Nam chỉ có tước mà không có vị ! Quân lính một phần chuyển qua tay người pháp được gọi là lính khố xanh , khố đỏ , không còn cầm gươm ,dáo mà thay vào đó là một khẩu súng hỏa mai dài nổ hai lần . Một phần lớn quan nhỏ sẽ trả về dân .
Vào quan trường tốn biết bao nhiêu tiền bạc của gia đình nay lại có nguy cơ trả về quê thật là quá buồn khổ nên ông Dụ thường vào chùa đề khấn trời phật phù hộ cho ông !Một hôm ông đang thơ thẩn trong sân chùa gặp một vị sư trẻ ông chắp tay chào , vị sư vui vẻ nhìn ông một lúc thì hỏi:
- tôi thấy ông hay vào đây lậy phật chắc hẳn có nỗi khổ tâm ?
- lậy thầy quả có vậy .
Nói xong vị sư trẻ tươi cười đi vào chánh điện , ông loanh quanh một lát rồi về . Từ đó ngày nào cũng thế hễ rảnh rỗi thì ông lại lên chùa . Lên riết thành quen ông đánh bạo đem nỗi khổ tâm của mình giãi bày với vị sư trẻ . Sư nói :
- nay tôi dạy ông sáu chữ này được gọi là Lục Tự Hồng Danh mỗi ngày mỗi niệm nếu y hành được 10 ngày thì sẽ có hướng giải quyết còn nếu niệm được một tháng thì sẽ thành nguyện ước !
- tôi nguyện làm đúng như lời thầy quyết không sai một li .
- Sáu chữ này là Nam Mô A Di Đà Phật ông có làm được không ?
- Lậy thầy tôi quyết được ạ .
Nửa tháng sau trong danh sách trả về không có tên ông ,lòng mừng khôn tả thầm mang ơn vị sư không gì nói nổi . Từ đó hễ rảnh rỗi hết việc ông lại năng lên chùa học đạo với sư và được sư đặt pháp danh là Phổ Pháp vì thấy ông có tâm thành . Có lần sư nói với ông -
" tôi biết ông là quan võ, giỏi côn , quyền , ông hãy thử đánh một bài quyền cho tôi coi ?"
ông đáp " dạ con không dám
sư lại bảo " đã là thầy trò sao lại không dám ?".
Ông đứng dậy chắp tay vái sư rồi bước ra giữa sân chùa xuống bộ đi quyền . Khi múa xong bài quyền mồ hôi chảy khắp người ông lễ phép chắp tay thưa " lạy thầy thấy thế nào ạ " Sư im lặng hồi lâu rồi nói
- " ông khỏe thì có khỏe thật nhưng không khéo "
- " dạ thưa thầy làm sao để khéo được ạ ?"
- Nếu ông muốn khéo thì tôi sẽ dậy cho ông một bài , nếu thường xuyên luyện tập thì sẽ khéo .
Ông chắp tay quỳ xuống lậy tạ :" con xin đội ơn thầy ".
Sư đỡ ông đứng lên nghiêm mặt nói
- " trước tôi vì ông đem pháp phật nhiệm màu dậy cho mà ông chỉ vâng dạ sao nay có dăm ba miếng võ lại vui mừng quá độ như vậy ? ".
Ông chắp tay thưa :" vì mang thân là võ quan, con muốn mình thật giỏi để có sức phò vua giúp nước ".
Sư nói :" Ông nghĩ sai rồi ".
Tuy nói thế nhưng sư cũng vẫn dậy cho ông , từ lúc đó ông cũng tự hiểu rằng lúc nào sư dậy thì học không nên tỏ thái độ vui mừng quá đáng..
Ông ở Kinh Đô Huế được hai năm thì Vua Khải Định Băng .nhường ngôi lại cho con là vua Bảo Đại . Lúc này triều đình Huế vốn mục nát nay chỉ chờ đổ sụp xuống mà thôi !phong trào cách tân nổi lên khắp nơi đòi vua Bảo Đại thoái vị .triều đình cho ông ở lại thêm ba năm nữa thì cho ông về quê
Trong thời gian đó ông vẫn thường xuyên lui tới chùa nhưng ít gặp sư hơn. Một hôm sư bảo ông cùng với các đệ tử :
-" gần đây tôi thấy ông khéo hơn nhiều rôi đấy"
- " con tạ ơn thầy đã dậy nhiều cho "
Sư hỏi :" trong đạo còn có chỗ nào không hiểu thì các ông cứ hỏi ngay cả trong võ nghệ cũng vậy .hễ có thắc mắc gì cứ nói ?"
Ông chắp tay thưa :" con không có gì thắc mắc cả, chỉ có điều trong nghề ngay từ nhỏ con đã tự chế ra mấy thế võ hễ đánh ra thì không ai đứng được , nhưng nay theo thầy thì con không biết có nên dùng nữa hay thôi ?".
Sư nói :" đâu ông đánh thử ta coi ?"
Ông chắp tay nói :" phải có hai người , người ta đánh con thì con mới làm được ! ".
Sư chỉ vào người bạn đồng môn ngồi trên sân nói :" Ông Phổ Tánh giúp tôi tấn công ông Phổ Pháp nhưng phải nhẹ nhàng thôi đấy nhé ! ".
Ông chắp tay nói :" dạ thưa càng mạnh càng nhanh thì con lại dễ đánh "
Sư nói với người học trò kia pháp hiệu là Phổ Tánh :" thôi được đã thế thì ông cứ đánh mạnh vào " vị kia chắp tay xin nghe.
Hai người bước ra giữa sân vái nhau rồi đấu , hễ ông Phổ Tánh đánh ra đòn nào thì đều bị ông đánh té cả , được một lúc thì sư bảo ngưng .
Sư nói :" đó là mấy thế đánh người có chi mà hay, thôi để mai tôi nói cho ông là có nên hay không? "
Ông chắp tay cung kính nghe theo.
Hôm sau sư nói :" tôi đã nghĩ kĩ rồi nay tôi đặt tên cho các chiêu thức của ông là Vô Tướng Quyền từ đây về sau nếu ông dùng đến nó thì ông nhớ phải tụng hết bài Kệ Vô Tướng của Lục Tổ xong thì mới được dùng , ông phải nhớ lời tôi còn nếu không làm được thì cứ bỏ luôn đi "
- " con xin ghi nhớ không bao giờ dám quên ".
Năm 1929 ông bổ nhậm về lại Thái Bình làm quan dưới trướng phủ quan đầu triều Vi Văn Định vì bản chất hiền lành ,tận tụy được quan trên thương quí , nên chỉ sáng vác ô đi chiều vác ô về , những khi rỗi rảnh ông thường nhờ người thay mình đi vào Huế thăm hỏi thầy Vĩnh Thạch với một tấm lòng hết sức trân trọng . Năm 1945 Việt Minh lên nắm chính quyền. Bảo Đại thoái vị chấm dứt triều đại phong kiến của nhà Nguyễn . Ông trở quê . Sau khi trở về ông ba lần đi tìm thầy Vĩnh Thạch mà không gặp được !
Năm 1954 ông đưa cả gia đình vào miền Nam lập nghiệp , lúc này ông đã luống tuổi , không còn mộng ước cao xa nữa mà chỉ thường đi chùa. sống cuộc đời người cư sĩ , ông đem hết sở trường của mình ra dậy người cháu đích tôn tên Đỗ Nguyên Khôi , cháu ông là người rất thông minh học giỏi cả văn lẫn võ , ông đặt tất cả kì vọng của ông vào người cháu này . Đầu năm 1962 vào khoảng trung tuần tháng ba ông được một người huynh đệ cho biết là thầy Vĩnh Thạch đang tu ở núi Thiên Ấn Quảng Ngãi, ông mừng quá vội dắt người cháu theo đón xe ra Quảng Ngãi rồi lặn lội lên núi Thiên Ấn , tại Tổ Đình thầy trò gặp nhau rất vui mừng . Ông chắp tay nói :" Đã trên 10 năm nay con đi tìm thầy khắp nơi mà không gặp nay thật là may mắn quá "
Sư Vĩnh Thạch nắm tay ông cả cười .
Ông chỉ vào người cháu của mình nói :" dạ thưa thầy đây là cháu đích tôn của con , nay đã 17 tuổi rồi mà chưa có tên xin thầy rủ lòng thương cho cháu xin một cái tên đạo ạ ".
Sư Vĩnh thạch chăm chú nhìn người cháu của ông một lúc rồi nói : " chà ! Đúng là một trang tuấn kiệt , người này duyên đời thì ít mà duyên đạo thì nhiều , thôi được chút nữa lên chánh điện ta làm lễ Quy Y cho ."
Tối đó người cháu tên Nguyên Khôi đã có pháp danh mới là Thích Hồng Nhật , ba thầy trò ngồi nói chuyện đến khuya , Sư có nói :' nay thời buổi nhiễu loạn thằng Diệm , thằng Nhu muốn tiêu diệt hết những người theo Phật hai người lên đây coi chừng bọn mật vụ nó theo lên thì hại đến cả chùa phải cẩn thận lắm mới được !"
Sáng sớm hôm sau ông và người cháu trở về ,sư đưa ra tới đầu núi dặn dò " Tôi đã quyết về với Phật không còn dính tới đời nữa ! Xin ông nói lại với tất cả huynh đệ thôi đừng tìm kiếm tôi làm gì . Cuộc đời 80 năm như bọt bóng, mộng huyễn trôi qua rất nhanh ,phải tinh tấn tu hành lên mới được "
Hai ông cháu vâng vâng , dạ dạ rồi vội vàng chào từ biệt thầy đi như chạy trong bóng sương vì sợ bọn mật vụ của thằng Diệm theo dõi làm khổ đến cả chùa .
Tháng bảy năm đó ông Phổ Pháp cùng cháu mình và hai người bạn đồng môn trở lai Thiên Ấn thăm thầy,Nhưng tiếc thay sư không còn ở đó nữa, sau đó nhiều lần đi tìm thầy mà không gặp . Cuối cùng thì ông và các đệ tử hiều ra câu mà sư thường nói :" Cuộc đời 80 năm như bọt bóng, mộng huyễn trôi qua rất nhanh , phải tinh tấn lên mới kịp " như là một lời huyền ký và cũng là lời từ tạ với các môn đồ Trúc Lâm Thái Hư .
Từ đó trở đi ông tịnh tu rất chăm chỉ , có lần cháu ông Thầy Thích Hồng Nhật xin phép ông được mở võ đường đồng thời phát triển môn phái ,ông có nói :" Nếu có thầy Vĩnh Thạch ở đây, thì dứt khoát là không được rồi , còn nay tôi cho phép nhưng nhớ một điều quan trọng nhất là phải làm sáng tỏ được cái đạo đức của thầy , của Tổ , đừng để sau nay tôi chết mà không nhắm mắt, không dám gặp thầy của mình ".
Năm 1977 ông mất thọ 83 tuổi . Ông là người có nhiều đóng góp trong võ thuật Trúc Lâm, Mười ba chiêu thức đánh ngã của ông được thầy Thích Vĩnh Thạch chuyển biến thành Thái Hư Vô Tướng Quyền một bài quyền cao cấp của Võ Phái Trúc Lâm Thái Hư, hơn thế nữa ông là người con rất hiếu thuận và là người trò hết lòng kính trọng, thương quí thầy của mình.
(Theo tư liệu của võ phái Trúc Lâm Thái Hư do Võ sư Đỗ Nguyên Tùng viết)
Nguồn: http://vocotruyenvn.net