“Đạo” trong võ thuật cổ truyền Việt Nam là khái niệm mang tính truyền thống, là hành vi hiện thực biểu hiện các mối quan hệ giữa thầy với trò, đệ tử với môn phái, môn phái với đồng đạo võ lâm và giữa “con nhà võ” với nhân quần xã hội.
Có quá trình gắn chặt lâu đời với sự trường tồn của dân tộc và được xây dựng trên nền tảng Phật giáo và Không giáo, Võ đạo Việt Nam mang đậm bản sắc văn hóa người Việt và biểu thị thành các hành vi nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng.
Ngày nay, trong tình hình xã hội có một số giá trị tinh thần cơ bản của dân tộc bị hạ thấp, đạo lý làm người bị xb nhẹ do cuộc sống khích lệ tôn sùng sự giàu sang bề ngoài, thật đáng quí biết bao khi còn thấy những hành vi trọng nghĩa khinh tài, những tình cảm cao quí tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn… trong sinh hoạt “tự nhiên” của “làng” võ cổ truyền Việt Nam.
Hằng ngày, khi đến võ đường tập luyện, anh b đồng môn thương yêu nhau như con một nhà. Ở miền quê và các thành phố nhỏ, võ sinh còn quét sân, dọn vườn, tưới cây, sửa sang nhà cửa và bàn thờ Tổ nhà thầy. Khi thầy bị ốm đau thì học trò phân công nhau chăm lo miếng ăn, giấc ngủ và thuốc thang cho thầy, thầy trò sống với nhau như cha con, nhất là đối với những thầy không có con cháu bên cạnh lúc tuổi già. Cũng không thiếu những người học trò nghỉ tập đã lâu nhưng vẫn thường xuyên thăm viếng, tìm cách giúp đỡ thầy có cuộc sống đầy đủ khi tuổi đã về chiều. Nhiều võ đường đã tổ chức lễ mừng thọ để làm vui lòng thầy. Khi thầy qua đời, học trò xin phép gia đình nhà thầy đứng ra tổ chức tang lễ theo nghi thức võ truyền thống ấm cúng, trang trọng, và xây mộ, tạc bia ghi danh hiệu “võ sư ” để vinh danh thầy mình.
Ở Quảng Nam có võ sư Nguyễn Bầu năm nay đã trên 90 tuổi. Lúc còn trẻ học võ với thầy Lưu Thanh Bình, chỉ nhỏ hơn thầy Bình vài tuổi nhưng ông luôn tôn kính và vâng lời thầy Bình như vâng lời cha mẹ. Lúc thầy Bình qua đời vào ngày 01 tháng 3 năm 1990, Nguyễn Bầu đã trên 70 tuổi, làm bài văn tế khóc thầy với lời lẽ chân thành, thống thiết, bộc lộ cả tâm can, đáng lấy làm bài học đạo đức lưu truyền để giáo dục các võ sinh hậu thế. Xin ghi lại bài thơ ấy như sau:
Đường công danh càng nhìn quảng đại
Nghĩa thầy trò nghĩ lại khó quên
Vái cùng sư phụ linh thiêng
Chứng lòng đệ tử đáp đền ơn xưa
Đường hoạn lộ chưa vừa sở nguyện
Dầu cửa quyền trọn tiếng chăn dân
Ơn cha sanh hóa ra thân
Công thầy giáo huấn cũng gần như nhau
Khoa “Võ môn” dẫu nhào qua khỏi
Trương vi rồng học hỏi nơi ai (?!)
Đẹp mình với vẻ cân đai
Công thầy tô điểm từ ngày ấu xuân
Cõi hư vô nay gần phước thánh
Xin chu toàn đèn hạnh “môn sinh”
Cảnh thiêng, xin gởi chút tình
Rót chung “ly hận” giật mình đưa thương…
Ngược lại, cũng có không ít các thầy võ cổ truyền xb học trò như con đẻ, rứt ra từ núm ruột của mình.
Ở Đà Lạt có lão võ sư Phạm Đình Trọng dốc tâm biên soạn nhiều bài văn vần để dạy dỗ học trò thực hành đạo làm người, tu thân, lập chí, giúp đời.
Cố võ sư Trần Tiến cùng các học trò.
Ở Quảng Nam có lão võ sư Trương Chưởng, sống với học trò gần 20 năm vì con cháu ở xa, ông đã để lại biết bao bài học cho học trò từ tấm gương cuộc sống nghiêm túc, khắc kỷ của mình. “ng đã làm nhiều bài thơ khuyên giải học trò sống thanh bạch, tiết kiệm để giữ vững thanh danh, tránh xa rượu chè bê tha để bảo tồn nhân cách, trong đó có những câu như:
Rượu đâu rượu có say người,
Bởi người say rượu người cười rượu say
Về giữ tròn lòng yêu thương, thủy chung trong nghĩa vợ chồng, có những câu thơ được làm khi vợ qua đời và ông đã ở tuổi 70 như:
… Từ ngày vắng mặt người yêu
Chiếc thân nắng sớm, mưa chiều sá chi
Đêm nằm gió lộng màn vi
Tưởng hồn bạn cũ đi đi, về về.
Khi có học trò sai phạm trọng tội như sát thương vô cớ, hại người, mê đắm nữ sắc dẫn đến bỏ bê vợ con, bê tha rượu chè, cờ bạc lâm vào tù tội…, các thầy võ cổ truyền hết sức khổ tâm, ân hận vì đã dạy nhầm người, tự dằn vặt, đau buồn như chính mình đã gây nên điều ác.
Hiện nay, không có một môn phái võ cổ truyền Việt Nam nào không giữ lệ Cúng Tổ hằng năm. Nhiều môn phái còn bổ sung nghi thức cúng Tổ để gia tăng hiệu quả giáo dục đạo nghĩa cho môn sinh và khích lệ họ tu dưỡng phẩm hạnh, rèn luyện võ công cho xứng đáng là môn đồ của danh môn, chánh phái. Một số môn phái còn tổ chức lễ nhập môn chính thức cho các võ sinh đã trải qua ba năm thử thách tuân thủ môn quy. Môn quy của một số môn phái không chỉ đặt nặng việc rèn luyện võ công, trung thành với môn phái mà còn buộc môn sinh hiếu thảo với cha mẹ, làm tròn trách nhiệm với gia đình, hòa thuận với võ lâm đồng đạo, tôn trọng luật pháp và trung-tín-nghĩa với nhân quần xã hội.
Võ thuật luôn có sự gắn kết chặt chẽ với xã hội.
Trong phương pháp, bài bản truyền dạy cho học trò, nhiều võ đường còn chú trọng việc cho học trò tĩnh tọa, trầm khí đan điền vào cuối buổi tập, để bình tâm, kìm chế tính tình nóng nảy, háo thắng.
Nói đến “đạo” trong võ cổ truyền của người Việt chúng ta thì vô cùng, vô lượng. Không đâu trong võ mà không có đạo, có cái hiển thị, có cái tiềm ẩn.
Chính vì vậy mới nói rằng “Học võ là tu tâm, dưỡng chí, kiện thân”.
Chính vì vậy, qua bao đời nay các danh môn, chánh phái đều lấy cái “đạo” làm gốc, chú trọng đặc biệt đến việc giáo dục tư tưởng “Võ đạo” để giúp các môn sinh có cuộc sống tinh thần cao thượng trong một thân thể khỏe mạnh .