Công phu tu dưỡng - Khổ luyện

Thời nào cũng vậy, người học võ muốn đạt tới mức thượng thừa phải có thầy hướng dẫn và chuyên cần luyện tập suốt cả đời người, tuần tự từng bước, tiến từ dễ đến khó mới mong thành tựu.

Luyện võ, khởi đầu đều phải tập thở theo khí công. Luyện ngoại công hay nội công vẫn phải lấy khí công làm căn bản. Tùy căn cơ và năng khiếu từng người mà vị thầy chỉ ra phương pháp tập luyện. Người có bộ xương nhỏ thó, xương ngực xép lẹp, xương cẳng chân, cẳng tay khẳng khiu không thể luyện thành tựu ngoại công. Thực ra, khi tập ngoại công vẫn phải đều vận khí và khi luyện nội công cũng phải vận động cơ bắp, hai mặt đó không thể tách rời.

Hơn nữa đời sống nay đã khác xưa, người học võ, dù lấy nghiệp võ làm lý tưởng để phụng sự, cũng không thể mài miệt ngày đêm luyện tập, mong chóng trở thành "Thiên Hạ Đệ Nhất Nhân", để tung hoành bốn cõi, danh trấn giang hồ. Thời nay, người học võ cốt để tăng sức khoẻ, có sức mạnh bền bỉ chịu đựng để vượt khó, tôi luyện ý chí, nghị lực để yêu đời và thành công trong đời sống.

Muốn được vậy, người tập phải trải qua một quá trình khổ luyện, dầy công nhiều phần, đi từng bước một, từ khí công đến nội, ngoại công: Từ tấn bộ đến quyền cước; từ đòn cơ bản đến song đấu, đối kháng; từ tay không đến khí giới. Song song với việc khổ luyện thể xác phải tu dưỡng tinh thần, sống tiết độ, chừng mực về mọi mặt, làm chủ được thất tình lục dục, vượt trên danh lợi thiển cận, nhất thời. Có thế, đời sống mới ung dung thư thái, mới có đủ tâm huyết học tập mở mang kiến thức, nghĩ tới trách nhiệm và bổn phận với xã hội, với đất nước.

Học võ thời nay, trước hết để kiện toàn tâm thân, làm cho mình tiến bộ, rồi giúp người tiến bộ và cùng nhau hiến ích cho đời. Với q uan niệm đó, người học võ không hối hả mong đốt giai đoạn, mà đĩnh đạc từng bứơc, trầm tĩnh rèn luyện võ thuật, tu dưỡng tinh thần, sống tiết độ và quân bình mọi mặt, nhiệt tình nhưng không cuồng nhiệt đam mê, cố gắng nhưng không quá sức lao tâm, khổ trí.

Cần tham khảo sách vở, trau dồi kiến thức võ học, để hiểu mà định hướng đi cho đúng, nhưng khi thực sự luyện tập, bước đầu phải có thầy chỉ dẫn mới mong đạt được kết qủa mong muốn. Sách vở cho ta hiểu đại cương: Vòng vận khí nhằm đã thông kinh mạch.

ÂM: DƯƠNG:

- Ấn đường - Bách Hội
- Mạch Nhâm - Mạch đốc
- Đan điền - Mệnh môn
- Hội âm - Trướng Cường

Nguyên lý vận hành khí công gồm 3 dạng: KHAI - HỢP - TỰ. Tức là hít thở lên xuống, vận khí đưa vào quá trình hợp rồi tụ lại đan điền. Vòng vận khí bắt đầu từ miệng dùng Tâm Ý dựa theo nhịp thở chạy tới mạch Nhâm xuống Đan Điền, chờ khí Đan Điền xuất hiện; tiếp tục đưa xuống tận huyệt Hội Âm, tụ lại chuyển qua Trường Cường, dừng lại một chút, sau đó theo Mạch Đốc đi lên, qua Á Môn tới Bách Hội, cuối cùng là xuống Ấn Đường về miệng, lúc đó nối Nhân Đốc thành một vòng.

CHÂN KHÍ:

Là khí Tiên Thiên và Hậu Thiên kết hợp tạo thành để nuôi dưỡng cơ thể. MoÏi cơ năng hoạt động và sức chống bệnh của con người đã có ngay từ lúc còn là bào thai. Chân Khí cạn kiệt là cái chết đã đến gần. Chân khí hư lúc nào là bệnh lúc đó. Hư lâu thì thành tật, hư mãi đấn lúc tuyệt là chết. Khí Hậu Thiên tạo ra từ sự ăn uống, hít thở. Đó là cơ sở để con người có thể duy trì và vận hành khí Tiên Thiên. Do đó, Hậu Thiên mất thì Tiên Thiên cũng tuyệt. Hậu Thiên hư thì TiênThiên cũng loạn. Cho nên nói khí Tiên Thiên, khí Hậu Thiên,l à sự phân biệt bản chất, còn nói gồm cả khí Tiên Thiên với khí Hậu Thiên tức là nói mối quan hệ biện chứng, là hai mặt của một vấn đề, là sự thống nhất các mặt đối lập.

Không khí thở của chúng ta là khí của trời đất giao hòa cùng cây cỏ, sông núi, khí thời tiết. Khí Tiên Thiên của trời mang Dương tính hạ xuống giao hòa với khí Hậu Thiên của Đất mang tính Âm vươn lên. Con Người lấy không khí đưa vào mũi dẫn xuống phổi kết hợp với thực khí đi lên tạo khí Hậu Thiên của mình, rồi cùng với khí Tiên Thiên của trời đất sinh ra chân khí, từ đó mới sống và tồn tại.

Trong cơ thể con người luôn sẳn có Chân Khí. Với người bình thường, Chân Khí thường sinh ra ít và hay gián đoạn, nếu loạn động chạy nghịch đường ắt sinh bệnh. Người vô bệnh, khỏe mạnh, sống lâu thì Chân Khí dồi dào và chạyï đúng đường. Người luyện khí công đúng phương pháp, đi từ thấp đến cao thì chân khí luôn sinh ra, liên tục tỏa khắp cơ thể, đả thống kinh mạch, giải tỏa bế tắc làm cho toàn cơ thể đồng bộ, ổn định; quá trình Tâm - Sinh - Lý càng ngày càng tốt hơn, ổn định hơn, từ đó ngày càng phát sinh các khả nang tiềm ẩn trong con người.

NGŨ HÀNH KHÍ:

Trong người có ngũ tạng: Trâm, Can , Tỳ, Phế ,Thận. Các tạng này đều có tinh khí tiết ra chạy vào 12 kinh mạch, gọi là Ngũ Hành Khí. Ngũ Hành Khí chính là Chân Khí của con người lưu chuyển trong ngũ tạng mà phát ra. Gọi là Ngũ Hành Khí, vì chúng chi phối lẫn nhau theo luật tương sinh và tương khắc của ngũ hành, nhưng sự sinh khắc ở đây, nên hiểu là tác động ảnh hưởng bổ khuyết cho nhau để điều hòa lẫn nhau. Ví du: Can Khí bổ trợ tốt cho Tâm Khí và được Thận Khí bổ trợ lại, và Can Khí ảnh hưởng xấu tớiTỳ Khí, bị Phế Khí làm ảnh hưởng tới bệnh tật con người. Vượng quá cũng hỏng, suy quá cũng hỏng, loạn thì nghịch đảo, bế đâu bệnh đó, nghịch đâu nguy đó. Phải thường xuyên hoạït động đồng bộ, hít thở điều hòa, con người mới tránh được bệnh tật. Bên trong không bị trạng thái thất tình: Hỉ, Nộ, Ai, Lạc, Ái, Ố, Cụ chi phối, bên ngoài không bị Lục dâm: Phong, Hàn, Thủ, Thấp, Táo, Hỏa xâm phậm, thì tâm thân con người khỏe mạnh. Thất tình lục dâm là nguyên nhân chính dẫn đến nội thương. Ngũ khí tạo ra vật chất cơ bản của cuộc sống, đo ùlà: Tinh, Khí, Tân, Dich, Huyết.

TAM BẢO: TINH - KHÍ - THẦN

Đây là hệ thống lý luận, nói lên hoạt động sinh lý của cơ thể. Đó là cái gốc để sinh mạng sản sinh mà biến hóa. Tinh muốn hóa phải nhờ Khí. Tinh, Khí đủ thì thần vượng, Tinh, Khí suy thì Thần suy, cho nên Tinh - Khí - Thần có một quna hệ gắn bó mật thiết. Chúng cùng còn, cùng mất. Tinh cạn cũng chết, Khí thoát cũng chết, Thần lạc cũng chết. Tinh - Khí - Thần là cốt lõi tồn tại của cơ thể.

Tinh là gì?

Vật chất cơ bản cấu tạo nên thân thể và duy trì hoạt động của sinh mệnh, phần tạo thành cơ thể gọi là Tinh của Sinh thực hoặïc Tinh của Tiên Thiên, phần tất yếu để duy trì hoạt động của sinh mệnh gọi là Tinh của Thủy cốc hoặc Tinh của Hậu Thiên.

Tinh của Tiên Thiên là cơ sở của nòi giống, nối tiếp Tinh của Hậu Thiên, do đó ăn uống hóa sinh không ngừng từ ngoài đưa vào, để duy trì sinh mạng phát dục đầy đủ thì biến thành Tinh của sinh dục. Tinh khí không ngừng tiêu hao và càng không ngừng được Tinh của Thủy Cốc tu dưỡng bổ sung. Tinh là cơ sở của sinh mạng. Tinh đủ thì sinh mạng khỏe, cơ thể thích ứng với biến hóa của ngoại cảnh mà ít hoặc không bị bệnh. Tinh hư thì sinh mệnh giảm đi, cơ năng thích ứng và sức chống bệnh cũng yếu, không đủ sức chống đở.

Một chức năng quan trọng của Tinh là cơ sở chất để hóa thành Khí, tức chất tạo ra Chân Khí. Tinh được tàng chứa ở bể Thận do hoạt động hô hấp mà Tinh hóa Khí đi lên vào kinh mạch và tạng phủ.

Khí là gì?

Một dạng vật chất tinh vi vô hình có khả năng dinh dưỡng phong phú, lưu chuyển trong cơ thể; cơ sở hoạt động của khí là kinh mạch, mạch lạc, tôn lạc. Lúc mới phát động gọi là Chân Khí, đi vào kinh mach gọi là Vinh khí, đi vào Tạng phủ gọi là ngũ Khí, ra Tôn lac ngoài da gọi là Vệ Khí, phát dương bảo vệ cơ thể. Ngoài ra, khi còn dùng để chỉ năng lực hoạt động của phủ, được áp dụng trong chẩn đoán và chửa bịnh.

Khí có mối liên quan mật thiết với Huyết, Khí và Huyết đi đôi đồng cặp với nhau, khí tới đâu Huyết tới đó. Khi không có Huyết thời gặp bệnh hư chứng. Khi vận Khí, Khí chạy tới đâu huyến nhuận tới đó.

Thần là gì?

Thần thái, tri giác vận động, giữ vai trò đầu não cho mọi hoạt động sinh mạng. Cơ sở vật chất của Thần là do Tinh của Tiên Thiên sinh thành, kết hợp với sự nuôi dưỡng của Tinh Khí, từ đồ ăn thức uống, của Hậu Thiên hóa sinh, mới có thể duy trì và phát huy công năng. Thần Khí đủ thì thân thể khỏe mạnh, trí não sáng suốt, Thần Khí suy thì mọi hoạt động cơ năng bình thường đều bị phá hoại, tâm trí u tối.

Thần bao gồm Công năng trung khu thần kinh, đại não xuất phát từ Tâm, cho nên nói Tâm tàng Thần là như vậy. Quan điểm của người xưa về cấu tạo con người có: Thể, Vía, Phách, Thần , Hồn mang nhiều màu sắc duy tâm tôn giáo, nhưng không phải là không có chổ hữu lý. Thần ở đây được xếp vào hàng gần cuối, tức tầm quan trọng thua Linh Hồn. Thần ở đây được coi như biểu hiện cao nhất của mọi hoạt động cơ thể (kể cả thần kinh), nó là đoạn đầu của sự sống, là đoạn cuối của sự chết, và là đoạn giữa của sự giao cảm của con người với thế giới bên ngoài (người sxưa coi là thế giới thần linh)

Nói tóm lại, Tinh - Khí - Thần là ba yếu tố cơ bản của sự sống, trong đó khí chiếm một vị trí trung gian quan trong, là nhịp cầu bảo vệ và cân bằng sự sống bên ngoài thống nhất với thế giời bên trong hoàn thiện cơ thể, bên ngoài giải tỏa thất tình, ngăn cản lục dâm.

THỦY HỎA - KHÍ HUYẾT

Trong cơ thể có Âm và Dương. Âm tức Thủy, Dương tức Hỏa, Thủy thì khá Khí, Hỏa hóa Huyết.

Thủy Hoá Khí là gì?

Khí sinh ra từ đan điền nơi Thận và Bàng Quang Thuỷ, Thủy không tự nhiên hóa Khí mà phải nhờ Khí hô hấp vào phế quản đưa Tâm hỏa xuống Đan điển thành khí đưa lên, một khi đã sinh ra theo Mạch Nhâm đốc và Thái Dương ra ngoài thành Vệ Khí giao lên Phổi làm hô hấp cho lục phủ, ngũ tạng.

Song Khí sinh ở Thũy thì có thể hóa ở Thủy, Thủy hóa ra Khí cũng hay làm bệnh cho Khí. Khí Thái Dương ra bì mao làm ra mồ hôi, đó là mang Thủy Âm ra ngoài. Khí hóa ở dưới thì Thủy đạo thông làm ra nước tiểu. Khí Thái Dương lên phổi thì Thủy Âm của Bàng Quang và Thận theo khí thăng lên để làm ra Tân Dịch, đó cũng là khí mang Thủy Âm lên.

Hỏa hóa Huyết là gì?

Huyết sắc đỏ chủ ở Tâm Hỏa sinh huyết nuôi cơ thể. Hỏa là Dương mà sinh ra Huyết là âm, lại nhờ Âm Huyết nuôi Hỏa cho nên Hỏa không chảy lên mà chảy xuống tàng chứa ở Can và giử ở Huyết Hải do ba mạch Xung, Nhâm, Đốc, chuyển đi khắp nơi nuôi cơ thể. Huyết chạy đến đâu mang hỏa theo đến đấy, cho nên cơ thể nơi nào huyết ít đến thì lạnh; ngược lại, Hỏa đến đâu Huyết nhuâïn đến đó, nên cơ thể nơi nào nhiều hỏa là huyết đến. Hỏa vào Tỳ cùng tinh chất ở tủy đốt lên tạo Huyết, và Hỏa hành Huyết giúp cho sự trao đổi chất nuôi dưỡng cơ thể đươc dễ dàng.

Thủy - Hỏa - Khí - Huyết liên quan ra sao ?

Thủy Âm ở khí phận phải đầy đủ cho Dương khí không vượng quá mà phạm đến huyết, Huyết dịch ở Âm phận không đầy đủ thì Tân dịch không xuống. Do đó khí vượng hỏa mà phương hại đến huyết.

Thủy Âm ở dưới cơ thể, Hỏa dương ở trên cơ thể pahỉ giao hòa vớinhau. Thủy âm hóa khí dương lên trên, tức âm dương thủy hỏa giao hòa. Hỏa Dương sinh ra huyết Âm đi xuống, do đó, khí huyết giao hòa. Trong Âm có Dương, trong Thủy có Hỏa và ngược lại. Khí huyết đồng bộ ở hạ tiêu huyết hải và bàng quang cùng một nơi, ở thượng Tiêu Phế phủ thủy đạo, tâm chủ huyết mạch ở cùng một nơi. Khí huyết trong Kinh Mạch dựa nhau mà đi, cùng nhau mà tiến, một Âm một Dương, một Thủy một Hỏa, Khí Huyết song hành duy trì, phát triển sinh mạng con người.

BỂ THẬN

Càng ngày các học thuyết về thận càng gây sự chú ý, từ việc đặt bài toán thận làm trung tâm để chửa bệnh cho đến việc truy xét nguyên nhân của mọi bệnh quy về thận. Trong đó, khái niệm Bể Thận là một khái niệm liên quan rất nhiều tới bản chất Khí và Tập luyện khí công. Bể Thận là nơi sinh khí, có một tầm quan trọng là cần có mối liên quan đủ tính chất Thủy Hỏa - Âm Dương để có thể đốt Tinh thành Khí, đi lên là Chân Khí, tản ra bốn phía toàn thân là Ngũ Khí.

Bể Thận lấy Tâm là tuyến thượng Thận, tàng chứa có tinh chất Tiên Thiên, trên liên đới với thượng Tiêu Phế, Tâm lấy Thần Hỏa hạ xuống để đốt được Tinh thành Khí, dưới liên quan tới huyết hải, bàng quang và cơ quan sinh duc. Trước liên quan tới Phủ, Tạng lấy cửa đón Tốn, Phong vào huyệt Khí Hải. Hậu liên quan tới cột Tủy lấy cửa phát khí ra là huyệt Mệnh Môn. Còn Trung Tiêu bên phải được Tỳ khí, bên trái được Can Khí hai bên hổ trợ. Tính Âm, Dương của Bể thận mang đăc tính của Âm Dương trong đồ hình Thái Cực tiền Âm, hậu Dương.

Mạch Nhâm từ miệng xuống vào Khí Hải, lên từ Hội âm vào Khí Hải.
Mạch đốc lên từ Mệnh Môn vòng xuống Ngân Giao, xuống từ mệnh Môn đến Trường Cường.

Khí được tạo ra cơ bản là theo mạch Đốc Dương Minh Khí từ cửa Mệnh Môn, còn thăng lên trên là Thái Dương Khí tạo Phế Khí, Tâm Khí hạ xuống dưới là Thái Âm Khí tạo Thận Khí, tràn sang bên hữu là Thiếu Dương Khí tạo Tỳ Khí, tràn sang bên tã là Thiếu Âm Khí tạo Can Khí, ngấm ra phía trước là Quyết Âm Khí bảo vệ hung trung (tạng, phủ giữa bụng).

Quan sát sơ đồ dưới đây:

 congph3

Theo Huy Vũ