Với phong trào rộng khắp, giải vô địch vovinam Đông Nam Á 2017 cho thấy các nước trong khu vực có sự tiến bộ nhanh về chất lượng chuyên môn.
Giải vô địch vovinam Đông Nam Á lần 4 năm 2017 diễn ra từ ngày 9 – 16/1 tại Seam Reap (Campuchia). Ở lần thứ tư được tổ chức này, hơn 100 vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài đến từ 7 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã đăng ký thi tài: Việt Nam, Lào, Myanmar, Indonesia, Thái Lan, Phillipines và chủ nhà Campuchia.
Các vận động viên thi đấu ở 27 bộ huy chương bao gồm 9 hạng cân đối kháng (5 hạng cân nam) và 18 nội dung quyền. Việt Nam giành ngôi đầu toàn đoàn với 12 HC vàng, 13 HC bạc, 1 HC đồng; Campuchia xếp nhì với 9 HC vàng, 7 HC bạc, 10 HC đồng; hạng ba thuộc về Lào với 4 HC vàng, 3 HC bạc, 14 HC đồng.
Việt Nam là cái nôi của vovinam nên có những ưu thế nhất định, nhưng hiện trình độ chuyên môn của các nước trong khu vực tiến bộ nhanh, tiệm cận, thậm chí qua mặt VN ở một số nội dung, đặc biệt ở nội dung cả đối kháng lẫn quyền.
Sau hai ngày tranh tài, giải vô địch vovinam Đông Nam Á lần 4 năm 2016 đã khép lại tại Seam Reap (Campuchia). Việt Nam giành ngôi đầu toàn đoàn với 12 HC vàng, 13 HC bạc, 1 HC đồng; Campuchia xếp nhì với 9 HC vàng, 7 HC bạc, 10 HC đồng; hạng ba thuộc về Lào với 4 HC vàng, 3 HC bạc, 14 HC đồng.
Bá tước Rat Shakhorn – Chủ tịch Liên đoàn vovinam Đông Nam Á cho biết: “Vovinam giờ đây đã và đang phát triển rộng khắp trên toàn thế giới. Riêng ở khu vực Đông Nam Á, vovinam đã lan tỏa đến nhiều nơi như Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Myanmar… điều đó cho thấy sự phát triển bền vững, đúng hướng và được đón nhận trên trường quốc tế”.
Bá tước Rat Shakhorn – Chủ tịch Liên đoàn vovinam Đông Nam Á
Việc đưa vovinam góp mặt tại các cuộc tranh tài ở các giải đấu lớn giúp chúng ta quảng bá hình ảnh của đất nước, con người và văn hoá Việt qua tinh hoa võ thuật. Để vovinam lan tỏa và phát triển hơn nữa, chúng ta cần có một kế hoạch dài hơi với sự ủng hộ của các cấp, các ngành văn hoá và thể thao.
Vân Thiên