10 điều tâm niệm Vovinam và ý nghĩa sâu sắc đằng sau

(VoThuat.vn) – Nếu nói về môn võ làm rạng danh võ thuật Việt Nam thì chắc chắn không thể bỏ qua Vovinam. Voninam chính là tinh hoa võ thuật Việt. Từ khi thành lập đến nay, môn võ này đã ghi được nhiều dấu ấn với lượng võ sinh đông đảo. Nếu là võ sinh của Vovinam thì không thể quên được 10 điều tâm niệm Vovinam được răn dạy. Cùng VoThuat.vn tìm hiểu xem đó là những điều nào và ý nghĩa đằng sau đó nhé.

Vovinam – tinh hoa võ thuật Việt

Vovinam là môn võ được sáng lập vào năm 1936 bởi võ sư Nguyễn Lộc. Tới năm 1938, Việt võ đạo mới được ra công khai, đây cũng là thời điểm võ sư Lộc đưa ra thuyết “Cách mạng tâm thân” để khuyến khích các võ sinh thay đổi và hoàn thiện bản thân.

Thời điểm bắt đầu

Vovinam là môn võ được phát triển dựa trên sự kết hợp của nhiều loại võ thuật trên khắp thế giới. Trong đó có Kungfu Trung Quốc, vật cổ truyển Việt Nam, nhiều yếu tố võ Hàn Quốc và Nhật Bản.

Môn võ Vovinam được truyền bá với mục đích giúp người học có khả năng tự vệ trong khoảng thời gian ngắn. Những kỹ thuật Vovinam như cùi chỏ, đòn tay không, gối. Sử dụng nhiều loại vũ khí như đao, kiếm, mã tấu, côn…

 

Quá trình đưa Vovinam ra thế giới không phải là dễ dàng. Và mọi sự cố gắng, nỗ lực đã được đền đáp. Trải qua gần 80 năm hình thành và phát triển, Vovinam đã được thế giới công nhận. Nhiều giải đấu võ thuật tầm cỡ quốc gia cũng như thế giới đã được tổ chức.

Năm 2007, Liên đoàn Vovinam được thành lập, 5 năm sau đó, các liên đoàn Vovinam trên thế giới lần lượt ra đời. Năm 2009 là một dấu ấn quan trọng của môn võ thuật Việt này khi giải Vovinam thế giới đầu tiên đã được tổ chức.

Môn võ với nhiều giá trị

Thời sơ khai, Vovinam mang một biểu tượng rất ý nghĩa. Đó chính là khát vọng độc lập dân tộc, giành được tự do dưới thời Pháp trị. Sau thời gian dài phát triển, Vovinam đã chứa đựng rất nhiều những giá trị tinh thần và văn hóa của dân tộc Việt.

Các động tác kỹ thuật của Vovinam xây dựng trên nhiều nguyên lý. Trong đó có vật lý, sinh lý, khoa học. Vovinam có rất nhiều lợi ích, nó giúp phát triển cơ bắp, lưu thông máu, tinh thần minh mẫn. Song song với thể chất chính là rèn luyện tinh thần, phẩm chất đạo đức.

10 điều tâm niệm Vovinam

Vovinam cũng giống như nhiều môn võ thuật khác, đó là đề cao tinh thần thượng võ và giá trị văn hóa. Đối với những môn sinh Vovinam thì 10 điều tâm niệm Vovinam là không thể quên. Cần ghi nhớ, nắm rõ mười điều tâm niệm Vovinam để rèn luyện thể chất, tinh thần, đạo đức, nhân cách và các đối nhân xử thế.

Điều 1: Việt Võ Đạo Sinh nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại

Điều này có nghĩa là nguyện phấn đấu, rèn luyện để đạt tới trình độ cao của nghệ thuật để phục vụ cho dân tộc, nhân loại. Việt võ đạo sinh không mang  hoài bão lớn là đạt tới đỉnh cao nhất của nghệ thuật, chỉ hoài bão những điều có khả năng trở thành hiện thực. Tức là không vọng tưởng, cuồng vọng những điều khó có thể đạt được.

Điều 2: Việt võ đạo sinh nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiển ích

Trong 10 điều tâm niệm của Vovinam thì điều này có nghĩa là các môn sinh cần phải cố gắng phát huy. Nguyện đem những cái tốt đẹp, ý nghĩa của môn phái lan tỏa, ngày càng rực rỡ. Muốn phát huy môn phái, các môn sinh cần thực hiện việt võ đạo sinh trong đời sống hàng ngày, với các mối quan hệ.

Đối với gia đình thì cần là người con có hiếu, người cha hiền từ, người anh hiền hậu và em sống thảo. Đối với bạn bè cần sống có tình nghĩa. Trong mối quan hệ xã hội cần là một người tốt, gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm.

Điều 3: Việt võ đạo sinh đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên, thương mến đồng đạo.

Trong một tổ chức thì tinh thần đoàn kết là không thể thiếu. Những võ sinh Vovinam cần sống trong tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Tổ chức có mạnh hay không một phần chính là do yếu tố kỷ luật và sự đoàn kết nội bộ.

Điều 4: Việt võ đạo sinh tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, nêu cao danh sự võ sĩ.

Kỷ luật là sức mạnh, sức mạnh chính là kỷ luật. Không có kỷ luật thì bộ máy tổ chức không thể vận hành trơn tru. Bên cạnh đó, cần tôn trọng bề trên, tôn trọng đồng đạo. Bề trên cần gương mẫu để những người dưới học tập, noi theo.

Những người không tôn trọng bề trên, không có ý thức tổ chức kỷ luật sẽ phải chịu hình thức kỷ luật riêng. Danh dự võ sĩ chính là bênh vực kẻ yếu, dũng cảm, cao thượng, hành động vì những điều tốt đẹp.

 

Điều 5:  Việt võ đạo sinh tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.

Điều 6: Việt võ đạo sinh chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh.

Các võ sinh cần phải trau dồi kiến thức và kỹ năng. Cần học hỏi mọi thứ trong cuộc sống. Học rộng, hỏi kỹ, nghĩ cẩn thận, luận cho sáng, làm hết sức. Về tinh thần cần sống khỏe, đức độ, cương trực, tháo vát, trầm tĩnh.

Điều 7:  Việt võ đạo sinh sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng.

Điều 8:  Việt võ đạo sinh kiện toàn một ý chí đanh thép, nỗ lực tự thân cầu tiến.

Trong 10 điều tâm niệm Vovinam, tại điều 8, muốn rèn luyện ý chí cần nghiên cứu, cân nhắc trước khi đưa ra một quyết định. Quyết định xong cần bắt tay vào thực hiện. Thực hiện một cách nghiêm túc nhất.

Điều 9: Việt võ đạo sinh sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động.

Điều 10: Việt võ đạo sinh tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn tự kiểm để tiến bộ.

Trên đây là 10 điều tâm niệm Vovinam đầy ý nghĩa của môn võ thuật tinh hoa Việt Nam. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của môn võ này.

VoThuat.vn (Tổng hơp)