HOÀNG VĨNH GIANG VÀ Ê-KÍP ĐÃ DẪM ĐẠP LÊN TRUYỀN THỐNG, NGỒI XỔM TRÊN LUẬT VÀ ĐIỀU LỆ.

Hoàng Vĩnh Giang và Lê Kim Hòa - tác giả đã sáng tạo ra những danh hiệu khủng nhất hành tinh, những kẻ đã dẫm đạp lên truyền thống, Luật và điều lệ của Liên đoàn VTCT VN

Hoàng Vĩnh Giang và Lê Kim Hòa - tác giả đã sáng tạo ra những danh hiệu khủng nhất hành tinh, những kẻ đã dẫm đạp lên truyền thống, Luật và điều lệ của Liên đoàn VTCT VN

Việt Nam tuy là một đất nước nhỏ bé, nhưng dân tộc Việt Nam lại là một dân tộc có rất nhiều trang lịch sử hào hùng nhất trong các dân tộc anh hùng trên thế giới. Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của biết bao thế hệ tiền nhân. Nhân dân Việt Nam phải chống chọi với thiên tai, thú dữ, thù trong giặc ngoài ….. Biết bao phen bị giặc phương Bắc xâm lược, không ít lần người dân Việt phải mất nước, sự tàn khốc của chế độ hà khắc của quân xâm lược vẫn không thể ngăn được tinh thần yêu nước quật cường của một dân tộc vốn mang trong mình dòng máu Lạc Long.

Ngày nay, nếu chúng ta đi từ Bắc chí Nam trên mãnh đất hình chữ S này, đâu đâu cũng có những chiến tích oai hùng của dân tộc. Để làm nên những chiến công oanh liệt đó, bên cạnh sự đoàn kết và lòng yêu nước… thì võ thuật là một phương tiện đóng góp một phần không nhỏ để làm nên lịch sử.

Võ thuật đã ra đời và phát triển cùng người dân Việt ngay từ những ngày đầu dựng nước. Từ những vốn võ thuật sáng tạo ban đầu, ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm, nghiên cứu, chắt lọc … qua các cuộc đấu tranh sinh tồn để nền võ học nước nhà ngày một phát triển đa dạng và phong phú hơn.

Nền võ thuật của dân tộc Việt, không chỉ là những kỷ thuật chiến đấu sinh tồn… mà nó còn mang cả triết lý sâu xa đậm đà bản sắc dân tộc. Tinh thần võ đạo tôn sư - trọng nghĩa, tình yêu thương dân tộc, lòng yêu nước và trung thành tuyệt đối với Tổ quốc. Chính nền võ thuật mang đậm đà bản sắc dân tộc đó đã sản sinh biết bao dũng tướng trên chiến trường khi quốc gia nguy biến và họ trở lại người dân hiền hòa khi đất nước vắng bóng giặc thù.

Không phải ngẫu nhiên mà các vị tiền nhân chọn màu đen để làm màu cho võ phục của võ dân tộc. Theo truyền thuyết, hành tinh này buổi ban đầu là một đại dương mênh mông (Thủy). Do sự biến đổi , tương tác của lưỡng nghi (âm – dương; đêm – ngày). Sau nhiều năm tháng, hành tinh này đã hình thành nên sự sống (cây cỏ, động vật , loài người).

Màu đen (Thủy) được xem như một khởi đầu của một quá trình hình thành và phát triển. Ngoài ra, nó còn một ý nghĩa bao hàm cho sự u tối. Người môn sinh mặc lên người bộ võ phục màu đen còn mang ý nghĩa nhắc nhở họ hãy luôn khiêm tốn, dù sau này họ có lãnh hội được những tuyệt kỷ công phu thượng thừa thế nào đi nữa thì họ cũng chỉ là những “bọt muối giữa đại dương, hạt cát giữa sa mạc mênh mông”.

Sự biến hoá không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái).

Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là: càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài).

Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau.

Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra "thuyết âm dương".

Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật.

Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương.

Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.

Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại. Tức năm hành: thuỷ,mộc, hoả, thổ, kim.

Ngũ hành tương sinh: thuộc lẽ thiên nhiên.

Nhờ nước cây xanh mọc lớn lên (Thủy sinh mộc)

Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ   (Mộc sinh hỏa)

Tro tàn tích lại đất vàng thêm (Hỏa sinh thổ}

Lòng đất tạo nên kim loại trắng (Thổ sinh kim)

Kim vào lò lại chảy nước đen    (Kim sinh thủy)

Tóm lại: Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là: nước, cây cỏ , lửa, đất và kim loại

Đây là lí do mà các vị tiền bối võ sư đã dùng quy luật ngũ hành tương sinh để áp dụng cho hệ thống cấp bậc màu đai cho môn võ dân tộc của mình. Cũng là cách để thể hiện sự phát triển qua sự tôi luyện của một người luyện võ.

-Màu đen  (hành Thủy): thể hiện cho sự khởi đầu, người học võ chưa biết gì về võ thuật.

-Màu xanh (hành Mộc): thể hiện cho sự sống, thoát ra khỏi sự u mê tâm tối mở đầu cho một chặn đường mới trên con đường võ học.

-Màu đỏ (hành Hỏa): tượng trưng cho sự mạnh mẽ, giống như người võ sinh đã trưởng thành, thoát ra khỏi sự yếu đuối.

-Màu vàng ( hành Thổ): dùng cho đẳng cấp huấn luyện viên. Thể tiện sự trường tồn, vững chắc. Bắt đầu một chặn đường xây dựng, vun đắp cho những thế hệ đi sau. (Theo thuyết ngũ hành: Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống được.)

-Màu trắng (hành Kim): dùng cho đẳng cấp võ sư

Hệ thống đai đẳng này sau nhiều thập kỉ được áp dụng trong làng võ Việt. Đây là một triết lý sâu xa của nền triết học phương đông. Một triết lý bất di bất dịch được áp dụng trong nhiều lãnh vực của xã hội.

Thế rồi ngày 09 tháng 09 năm 2016, ông Hoàng Vĩnh Giang đã ký Quyết định ban hành quy chế chuyên môn mới về việc thay đổi cấp bậc, màu đai một cách vô tội vạ . Không có một lý luận chuyên môn nào thuyết phục để minh chứng cho chuyện ông Giang  quyết định thay đổi màu đai và cấp bậc là đúng (từ 18 cấp tăng lên 22 cấp như hiện nay)

Theo lời ông Lê Kim Hòa – Phó chủ tịch liên đoàn VTCT VN kiêm trưởng ban chuyên môn đã trả lời trước dư luận, báo chí rằng: “ …. Hiện nay, chúng ta đã có Liên đoàn thế giới võ cổ truyền Việt Nam, vì vậy chúng ta phải theo thế  giới thôi để hòa nhập….”

Đây là một câu trả lời đối phó nhưng không có căn cứ thỏa đáng: Liên đoàn thế giới VTCT Việt Nam là gì? Ở đâu ra?

Xin mọi người nhớ rằng:

1.Nền tảng để hình thành được Liên đoàn VTCT Việt Nam là các môn phái, võ phái, võ đường, câu lạc bộ trong cả nước. Đây là một tổ chức nghề nghiệp, những người yêu võ cổ truyền tự nguyện tham gia.

2.Liên đoàn VTCT Việt Nam là nền tảng để thành lập Liên đoàn thế giới võ thuật cổ truyền Việt Nam. Đây là một tổ chức gồm một số thành viên trong nước và một vài môn phái ở một số nước gia nhập. Hay nói theo cách khác:

-Liên đoàn VTCT Việt Nam là cha đẻ của Liên đoàn thế giới VTCT Việt Nam.

-Liên đoàn VTCT Việt Nam là gốc; Liên đoàn thế giới VTCT Việt Nam là ngọn.

-Ngọn có phát triển mạnh hay suy tàn là do gốc.

Như vậy: chuyện thay đổi màu đai là để hòa nhập với thế giới là vô căn cứ.

Mặt khác: trên thế giới hiện nay chỉ có 2 danh hiệu: Master (võ sư) và Grand master (Đại võ sư).

-Võ sư: là một người thầy võ có đầy đủ kiến thức, đạo đức và bản lĩnh để  truyền lại  cho thế hệ đi sau về võ thuật , võ đạo…..

-Đại võ sư: là một danh hiệu cao quý dùng để tôn vinh những bậc thầy của các bậc thầy. Là một người thầy đã ươm mần cho làng võ những thế hệ tài năng lẫn đạo đức, góp phần làm rạng danh môn phái, cho đất nước.

Trước đây, trong làng võ Việt Nam. Người mang đẳng cấp cao nhất (cấp 18 – võ sư) được xem như tương đương với 09 đẳng quốc tế, sau vị chưởng môn của mình một bậc.

Đại võ sư: tuy chưa phổ biến nhiều. Nhưng các môn đồ trong võ phái hoặc khác môn phái vẫn sử dụng danh hiệu cao quý này để suy tôn đối với một số võ sư có tài năng lẫn đức độ. Các vị Đại võ sư này chẳng cần ai ký giấy phong cấp ban tặng. Nhưng đối với mọi người yêu võ thuật luôn luôn tôn kính các vị tiền bối ấy với cả tấm lòng trân trọng và quý mến. Ví dụ : Đại võ sư Hà Châu, Đại võ sư Trần Tiến, Đại võ sư Ngô Bông, Đại võ sư Từ Võ Hạnh, Đại võ sư Tô Đình Thanh ……

Ngày nay, ông Hoàng Vĩnh Giang đã mạnh dạn giáng đẳng cấp các võ sư cấp 18 (9 đẳng) xuống thành 6 đẳng và gắn thêm 4 danh hiệu khủng mà trên thế giới chỉ có Việt Nam mới có:

Cấp 19: đai đỏ III vạch vàng - võ sư cao cấp.

Cấp 20: đai đỏ IIII vạch vàng – Đại võ sư quốc gia/ võ sư quốc tế.

Cấp 21: đai tím – Chuẩn đại võ sư quốc tế

Cấp 22: đai tím có hoa – Đại võ sư quốc tế.

 

Có một vấn đề cần làm rỏ:

1.Hiện nay, Liên đoàn VTCT VN mà cụ thể là ông Hoàng Vĩnh Giang – chủ tịch Liên đoàn VTCT VN đã ký phong cấp cho vô số người từ cấp 19 – 22. Vậy theo bản thân ông Giang , ông Hòa và các vị được các ông phong cấp, trình độ võ thuật của họ hiện nay có hơn gì đẳng cấp 18 của họ trước đây không? Hay những người này chỉ cần đóng tiền , nộp hình hôm trước thì hôm sau nhận văn bằng? Quan sát các lượt thi của các thí sinh dự thi, mọi người không khỏi buồn cười trước tài năng “siêu phàm” của các vị này. Lắm người chỉ cần nộp đơn, đóng tiền và xin miễn thi vì lí do tuổi “già” sức yếu … rồi thì vẫn được nhận Bằng Đại võ sư. Nếu đây là cuộc thi chạy việt dã 500m hay 1000m thì chắc chắn các vị này sẽ là những người nằm trong tốp 10 dẫn đầu cuộc đua.

2.Hiện nay, Liên đoàn VTCT VN là một Liên đoàn nghề nghiệp hoạt động trong lãnh vực võ thuật cổ truyền Việt Nam. Nhưng Liên đoàn vẫn ký giấy phong tặng võ sư, võ sư cao cấp, đại võ sư , Đại võ sư Quốc tế cho các võ phái không liên quan đến bộ môn võ cổ truyền là đúng hay sai?

Ví dụ như trường hợp phong Đại võ sư quốc tế cho 2 võ sư VOVINAM là : Phan Dương Bình (Hà Nội) và Trần Nguyên Đạo (Pháp); phong Đại Võ sư quốc tế cho một huấn luyện viên dưỡng sinh ở Hà Nội là bà Nguyễn Thị Hảo. Theo thông tin được biết những người được phong tặng Đại võ sư, Đại võ sư Quốc tế… chưa hề được thông qua bất cứ một Hội đồng nào để xem xét.

Những võ sư đã được Hoàng Vĩnh Giang phong danh hiệu đại võ sư quốc tế.

Một võ sư vovinam được phong cấp đại võ sư quốc tế võ cổ truyền Việt Nam

Đi tìm sự thật.

-Tại sao có sự thay đổi lạ kỳ như vậy?

-Môn võ cổ truyền Việt Nam là của người Việt. Việt Nam được xem là cội nguồn của môn võ này. Liên đoàn thế giới VTCT Việt Nam cũng từ đấy mà được dựng nên. Vậy thay đổi màu đai để theo thế giới là điều hết sức phi lý. Câu trả lời của Lê Kim Hòa trước giới báo chí , đài truyền hình là không thể chấp nhận được.

Xem lại Quyết định số 88 ký ngày 9/9/2016 của Liên đoàn VTCT VN về việc Ban hành qui chế chuyên môn mới. Mọi người mới ngã ngữa: kẻ đề xuất thay đổi màu đai và hệ thống cấp bậc lần này chính là Lê Kim Hòa – P.Chủ tịch Liên đoàn VTCT VN và Đặng Danh Tuấn – Tổng thư ký của Liên đoàn VTCT VN.

Sau nhiệm kỳ của ông Đoàn văn Thao làm chủ tịch Liên đoàn VTCT VN kết thúc. Được sự sắp xếp và dàn dựng gần như áp đặt tại Đại hội bầu BCH mới nhiệm kỳ 2013-2017. Lê Kim Hòa tiếp tục phối hợp với Hoàng Vĩnh Giang thao túng phá dần kỷ cương, nguyên tắc của một tổ chức võ thuật dân tộc. Tự ý thay đổi luật thi đấu cũ bằng một luật thi đấu mới mang đậm phong cách Pencak silat và Tán thủ. Năm 2017 sẽ là năm cuối cùng của nhiệm kỳ hiện tại. Vì tai tiếng do những việc làm ngẫu hứng thiếu khoa học, không được lòng người và vì tuổi cao sức yếu… chắc chắn 02 vị Giang – Hòa khó trụ lại được ở nhiệm kỳ sau.

Đây là điều không phải riêng 02 vị mới biết, mà ai nhìn cũng rỏ.

Mỗi cuộc thi, mỗi kỳ Đại hội, mỗi giải đấu … nhận bổng lộc từ những người mang nặng 2 chữ “danh – lợi” chắc chắn là đem lại không ít cho họ.

Để có cái gọi là gây dựng kinh phí cho các vị trong BCH mà người đứng đầu là Giang – Hòa – Tuấn đi nước ngoài (theo lời Lê Kim Hòa phát biểu trên đài truyền hình)

Ê – kíp Giang – Hòa - Tuấn đã nghĩ đến biện pháp tốt nhất để mọi người muốn thi, phải đi thi và buộc phải thi  bằng cách thay đổi quy chế chuyên môn và sáng tạo thêm nhiều danh hiệu khủng.

Tính riêng kỳ thi tại TP.HCM. Ban tổ chức thi thăng cấp, đổi đai…đã thu về số tiền lệ phí nhiều tỉ đồng. Lưu ý: đây là một trong những lần có sự thu lệ phí thi cao nhất năm 2017, với số tiền thu của mỗi người  từ  750.000 đ – 3.500.000đ.

HLV – Võ sư trước đây đã được cấp văn bằng thì bây giờ bắt buột phải đổi lại văn bằng mới cũng đẳng cấp đó do Hoàng Vĩnh Giang ký. Nếu ai không đổi thì sau này không được thì tiếp. Một sự bắt buột để những người đang hành nghề võ thuật cổ truyền phải ói ra số tiền cống nộp cho Liên đoàn. Không ít người đặt câu hỏi: tại sao những người đã có Văn Bằng cấp đai hiện tại không được thi tiếp mà phải đổi lại Văn Bằng?

Ngoài ra, những ai đi thi đổi đai – nâng đai tại TP.HCM. mỗi người phải nộp thêm 200.000 đ cho BTC để gọi là bồi dưỡng cho BTC, giám khảo ăn ở, đi lại và làm nhiệm vụ. Nếu tính tròn con số 900 thí sinh trong cuộc thi vừa qua tại TP. HCM:

200.000 x 900 = 180.000.000 đ.

….

Trước những việc làm tréo cẳng ngỗng của ê- kíp Giang –Hòa – Tuấn, không ít môn phái đã rời khỏi Liên đoàn VTCT VN để đi theo con đường riêng, độc lập của họ mà được Nhà nước cho phép và bảo hộ. Nhận thấy đây là nguy cơ bị thất thu không nhỏ nên ngày 19 – 5 – 2017 , Hoàng Vĩnh Giang đã bạo tay ký công văn số 48 gửi các sở VH-TT&DL trên cả nước, Bộ Giáo dục, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Liên đoàn võ cổ truyền các tỉnh-thành, Trung tâm Unesco VN, Hội kỷ lục gia VN khẳng định “Liên đoàn võ thuật cổ truyền VN là tổ chức duy nhất và chính thống có tư cách pháp nhân của Bộ VH-TT&DL, Bộ Nội vụ trong việc tổ chức thi lên đai, đẳng cho các võ sinh, trợ giáo và võ sư các cấp trong và ngoài nước trong quá trình tập luyện hoặc hành nghề võ cổ truyền VN; Có thẩm quyền công nhận đẳng cấp đại võ sư, võ sư, trợ giáo, trọng tài võ cổ truyền VN. Do vậy các cơ quan, tổ chức khác không có chức năng chính thống sẽ không được quyền công nhận về sự tồn tại hoặc sự ra đời mới của bất kỳ môn phái, dòng võ nào, không được quyền phong đai, phong đẳng cấp cho các võ sư, trợ giáo của võ cổ truyền VN”.

Công văn này đã vấp phải sự phản ứng dữ dội của mọi người dân. Vì ông Hoàng Vĩnh Giang cùng nhóm ê kíp của ông đã ngồi xổm trên Luật pháp, Luật sở hữu trí tuệ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Chính vì vậy mà ngày 15/6/2017 vừa qua, Hoàng Vĩnh Giang - chủ tịch Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam đã phải muối mặt gửi văn bản xin lỗi Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch cùng các cơ quan trong nước… vì trước đó tự cho mình là tổ chức thuộc Bộ VH-TT&DL và chỉ Liên đoàn võ cổ truyền Việt Nam mới có quyền tổ chức thi lên đai, đẳng cho các võ sinh, trợ giáo, võ sư các cấp.... Nhiều ý kiến phản đối cho rằng công văn này đã tỏ ra "ngô nghê" khi biến một tổ chức xã hội nghề nghiệp (Liên đoàn thể thao) thành một đơn vị trực thuộc quản lý của Bộ VH-TT&DL.Việc cho mình là tổ chức duy nhất được quyền công nhận sự ra đời của môn phái, dòng võ mới cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết, lạm quyền của Liên đoàn võ thuật cổ truyền VN.

Ngày 13-6  Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng đã ký văn bản 856 khẳng định Liên đoàn võ thuật cổ truyền VN không phải là tổ chức của Bộ VH-TT&DL.

Việc Liên đoàn võ thuật cổ truyền VN cho rằng “các cơ quan, tổ chức khác không được quyền công nhận sự tồn tại hoặc sự ra đời mới của bất kỳ môn phái, dòng võ nào theo Tổng cục TDTT là không phù hợp với quyền hạn, nhiệm vụ của Liên đoàn đã được Bộ Nội vụ phê duyệt.

Theo khoản 12 điều  8-  Điều lệ Liên đoàn VTCT Việt Nam được Bộ nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 189/QĐ –BNV ngày 10 – 03 – 2014. : “Liên đoàn VTCT VN có nhiệm vụ tổ chức thi lên đai – đẳng cho các võ sinh trong và ngoài nước luyện tập võ cổ truyền Việt Nam; công nhận danh hiệu Đại võ sư, võ sư, huấn luyện viên, trọng tài võ cổ truyền Việt Nam theo Điều lệ Liên đoàn, quy chế chuyên môn và pháp luật Việt Nam.”

Như vậy: nếu Liên đoàn căn cứ vào Điều lệ Liên đoàn VTCT Việt Nam được Bộ nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 189/QĐ –BNV ngày 10 – 03 – 2014. Thì hiện nay BCH liên đoàn đã vi phạm nghiêm trọng. Vì Điều lệ này không có danh hiệu : võ sư cao cấp, Chuẩn Đại võ sư quốc tế và Đại võ sư Quốc tế. Phải chăngBCH Liên đoàn đã lạm quyền khi thi hành nhiệm vụ , sáng tạo ra nhiều danh hiệu khủng nhằm mục đích trụ lợi?

Lạc Việt



Nguồn: http://vocotruyenvn.net