NHỮNG NGƯỜI YÊU "VÕ CỔ TRUYỀN" CHÂN CHÍNH ĐÃ NÓI GÌ VỀ VIỆC LÀM CỦA ÔNG HOÀNG VĨNH GIANG.

Sau khi nhiệm kỳ ông Đoàn Văn Thao làm chủ tịch Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam kết thúc.

HOÀNG VĨNH GIANG - Chủ tịch Liên đoàn VTCT Việt Nam

Sau khi nhiệm kỳ ông Đoàn Văn Thao làm chủ tịch Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam kết thúc. Một nhiệmkỳ có nhiều việc làm tai tiếng và tồi tệ… mọi người mong mỏi vào một Đại hội bầu BCH mới, để nền võ học nước nhà đi đúng hướng và phát triển đúng tầm vóc lịch sử của nó. Thế rồi, Ban chấp hành Liên đoàn VTCT Việt Nam mới được thành lập. Mặc dù kỳ Đại hội này là một kỳ Đại hội phi dân chủ, không đúng như ý nguyện của mọi người, nhưng quần hùng cả nước bắt đầu có những hy vọng mới. Mọi người hi vọng vì ông PGS – TS Hoàng Vĩnh Giang được các vị lãnh đạo ngành mờilàm chủ tịch. Hi vọng vào học vị, uy tín và quá trình hoạt động lâu dài trong ngành thể thao của ông Giang sẽ sớm góp phần chấn chỉnh lại bộ máy lãnh đạo của Liên đoàn VTCT Việt Nam đang từng ngày làm mất lòng tin đối với nhân dân.

Tiếc thay, sau gần một nhiệm kỳ lãnh đạo của ông Giang làm cho niềm tin của mọi người dân võ chân chính đã mất.

Ông đã thay đổi tùy tiện tất cả các nền nếp, luật thi đấu, chuyên môn một cách vô tội vạ. Trong bài viết hôm nay, Lạc Việt tôi không muốn bình luận gì nhiều về phong cách, việc làm của ông Giang. Những gì ông Giang đang làm và đã Làm, tôi xin nhường lại những bình luận đó cho những người trong cuộc, họ là những nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của  ông Giang đang bức xúc và lên tiếng

NỀN TINH HOA VÕ HỌC NƯỚC NHÀ SAO LẠI QUẢN LÝ BẰNG HÀNH CHÍNH.

Công văn 48 của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam gửi đến các ban ngành quản lý Nhà nước về văn hóa trên cả nước tự quy định của một tổ chức xã hội nghề nghiệp mới thành lập như Liên đoàn lại có quyền thừa nhận đẳng cấp Đại Võ Sư, quyền xem xét tấn phong các danh hiệu cao quý như Đại Võ Sư - Võ sư chính thức -Võ sư danh dự trong tất cả các môn phái, dòng võ thuật trên cả nước là trái thẩm quyền , thiếu căn cứ pháp lý, không phù hợp với truyền thống cao đẹp tự bao đời của tinh hoa nền võ học của Việt Nam.

Công văn viện dẫn căn cứ pháp lý rằng : Liên đoàn là tổ chức duy nhất và chính thống có tư cách pháp nhân của Bộ Văn hóa TT DL và Bộ Nội vụ trong việc tổ chức thi lên đai đẳng cho các võ sinh....trong và ngoài nước trong quá trình tập luyện và hành nghề Võ Cổ truyền Việt Nam "

Tư cách pháp nhân của Liên đoàn được quy đinh tại điều 104 BLDS, cụ thể pháp nhân của một tổ chức xã hội nghề nghiệp được cơ quan Nhà nước thẩm quyền cho phép thành lập.. có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hội phí nhăm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên, khi tham gia quan hệ dân sự.

Pháp nhân nầy chịu trách nhiễm dân sự bằng tài sản của mình.
Do đó Liên đoàn có sự nhầm lẫn khái niệm về tư cách pháp nhân của một tổ chức xã hội nghề nghiệp như Liên đoàn hiện nay thì không có là tư cách pháp lý của một cơ quan quyền lực Nhà nước như một pháp nhân do Nhà nước lập thời kinh tế bao cấp cũ.

Việc xem Liên đoàn là một tổ chức duy nhất và chính thống có tư cách pháp nhân của Bộ Văn hóa TT DL và Bộ Nội vụ là đánh tráo khái niệm để nhân danh pháp luật đưa ra một qui tắc xử sự chung , hiệu lực bắt buộc chung, áp dụng lập đi lập lại tại nhiều địa phương trên phạm vi cả nước về quyền "cấp phát " đai đẳng , công nhận tước hiệu võ học... là vi phạm điều cấm quy định tại điều 14 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành văn bản mang tính quy phạm pháp luật mà văn bản đó không đúng thẩm quyền, trái hình thức, sai trình tự - thủ tục.

Hệ thống đai đẳng , các danh vị võ học .. là những sản phẩm tinh thần mang giá trị văn hóa, là tri thức dân gian bao đời của cha ông ta để lại, được lưu truyền từ thế hệ nầy qua thế hệ khác , theo dòng lịch sử nhiều ngàn năm dựng và giữ nước của dân tộc Việt.
Nên hệ thống tinh hoa võ học cha ông ta phải được xem là di sản phi vật thể cần phải giữ gìn, bảo tồn , phát huy theo Luật về di sản văn hóa chứ không phải theo ý chí nóng vội -chủ quan như Liên đoàn hiện nay ,muốn hành chính hóa công tác quản lý cả một nền võ thuật mang đậm bản sắc của một dân tộc kiên cường đã biết đứng lên giành lại độc lập cho nước nhà dù sau cả ngàn năm bị đô hộ.

Nguyễn Hữu Phúc


 

VÕ SƯ CAO CẤP " HỌ LÀ AI?"

Trước hết tôi muốn xác nhận lại một lần nữa "trước giờ các võ sư cấp 18/18 chưa là Võ sư cao cấp à?" Xin hỏi liệu hôm nay các vị nhận bằng cái gọi là Võ sư cao cấp các vị có thấy mình khác biệt gì hơn về trình độ chuyên môn của chính bản thân mình và có tuyệt kỷ độc chiêu dị biệt mới lạ nào hơn so với lúc là võ sư cấp 18/18?!... NẾU hôm nay các vị nhận bằng Võ sư Cao cấp có nghĩa là các vị công nhận mình trình độ võ học cao hơn võ sư cấp 18/18 thì xin các vị chỉ điểm cho chúng Tôi được mục sở thị và Tâm phục. Khẩu phục đi....

Có nhiều Võ sư... Tôi thiết nghĩ họ không cần sự công nhận này, thì với họ trong lòng của giới Võ thuật đều kính nể họ và tôn vinh là Võ sư Cao thủ (đó là sự chứng nhận thiết thực nhất của nhà Võ) , Còn dù được Phong hay tự Phong đến Đại Võ sư Quốc tế đi nữa mà đến khi đụng chuyện dung Võ thì "Mặt xanh, da tái như đít nhái" cũng chỉ là "Hữu danh vô thực"...

Thật là chả ra cái thể thống gì hết.

Một võ sư niên trưởng, từng tập đòn chung với VS Chưởng môn Lê Sáng; ở vào thế hệ bậc thày của ông Hoàng Vĩnh Giang mà chỉvì nhẹ dạ hay ham hố, đi nhận một cái bằng cấp " Đại võ sư " do ông HVG ký...

Các võ sư được ông Giang ký phong Đại võ sư và Đại võ sư Quốc tế

Nên biết: VS Trần Nguyên Đạo, TTK của cả Tổng liên đoàn VVN thế giới cũng được HVG phong .. " Dại võ sư " nên chắc hẳn cũng vinh dự được cấp 1 bằng đẳng cấp tương tự ...

Mà anh TNĐ có liên quan gì đến Võ cổ truyền đâu! Hơn thế nữa, ngày xưa, chính thày Trần Huy Phong cũng chống đối ra mặt việc cưỡng ép VVN bị chung 1 liên đoàn với võ cổ truyền; chả phải vì chê bai gì nhưng rõ ràng: Vovinam như là tân nhạc và VCT như là cổ nhạc, đâu thể gom chung!!!

Trinh Dzương Minh


 

TINH HOA VÕ THUẬT CỦA MÔN PHÁI CÓ NGƯỜI SÁNG LẬP LÀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ CÓ SỞ HỮU HAY LÀ DI SẢN VĂN HÓA CHUNG.

Tinh hoa võ thuật của các võ phái cổ truyền theo nguyên nghĩa của Từ điển tiếng Việt thì "cổ truyền " là "đời xưa, truyền lại".

Vậy, võ cổ truyền chỉ là những dòng võ thuật có từ xa xưa, có thể bị mai một hoặc thất truyền một phần theo lịch sử , nay chỉ tồn tại trong dân gian dưới dạng văn hóa võ thuật phi vật thể, nên hiển nhiên tinh hoa võ thuật của võ cổ truyền là tài sản chung của dân tộc .

Võ cổ truyền không bao gồm các hệ phái được sáng lập ở thời cận đại , mà các Môn phái nầy có nguồn gốc sáng lập và có vị sáng tổ lập nên , liên tục được các thế hệ môn đồ trao truyền -gìn giữ -quảng bá thành một Môn phái võ thuật chính thống , được xã hội thừa nhận sự tồn tại trong thực tế.

Vovinam cùng các môn phái khác mà nguồn gốc từ do các vị Sáng tổ sáng lập ra trong thời "xã hội cận đại" nầy thì hiển nhiên không phải thuộc dòng võ cổ truyền.
Do vậy, tinh hoa võ thuật của những Môn phái có người sáng lập thời cận đại sau nầy là tài sản trí tuệ riêng của Môn phái đó , do vị Võ sư sáng tổ có công sáng lập chính là tác giả có quyền theo Luật Sở hữu trí tuệ .

Luật sở hữu trí tuệ ( SHTT) định nghĩa : Tác phẩm trong Luật sở hữu trí tuệ là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Nên tinh hoa võ thuật của một Môn phái cũng là một tác phẩm về khoa học chuyên ngành võ thuật của Luật Sở hữu trí tuệ
Luật SHTT cũng xác định "đối tượng quyền tác giả" bao gồm những "tác phẩm" văn học, nghệ thuật, khoa học .Nên võ thuật của một môn phái cũng phải có "quyền tác giả" của người sáng lập ra dòng võ thuật ấy.

Quyền tác giả là một trong các quyền của quyền sở hữu trí tuệ.
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Thường các môn phái sáng lập cũng cách nay một vài trăm năm, nên theo Luật thì Quyền tài sản đã kết thúc 50 năm sau khi người sáng lập qua đời. Chỉ còn quyền nhân thân thì được bảo hộ vô thời hạn, cụ thể có 3 quyền là :

-Thứ nhất là quyền' đặt tên" ( môn phái ).

-Thứ hai là quyền " ghi tên" của tác giả (người sáng lập) khi công bố tác phẩm.

-Thứ ba, quyền đặc biệt quan trọng đối với người sáng lập đó là :bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm ( võ thuật Môn phái ), không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc sản phẩm dưới bất cứ hình thực nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (người sáng lập).

Vì vậy, việc Liên đoàn Võ thuật cổ truyền tự quy định mình có quyền tổ chức thi đai , đẳng; quyền công nhận Đại Võ sư- Võ sư là trái với các nguyên tắc cơ bản về bảo hộ quyền tác giả của những Võ sư sáng lập đối với tác phẩm là tinh hoa võ thuật riêng của môn phái của pháp luật sơ hữu trí tuệ hiện hành.

Nguyễn Hữu Phúc


 

Lạc Việt sưu tầm và tổng hợp



Nguồn: http://vocotruyenvn.net