SƠ LƯỢC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ VÀ CÁC BÀI VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Võ thuật cổ truyền Việt Nam là di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù. Với những kỹ pháp võ thuật này, người Việt Nam đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất nước suốt trong quá trình lịch sử Việt Nam (Wikipedia).

NƯỚC VĂN LANG (Hùng Vương, Thủy tổ khai sáng nền Võ học dân tộc cùng sự nghiệp dựng nước, bảo vệ đất nước. Nay là Võ thuật cổ truyền Việt Nam).

Nhớ lại thưở Lạc Long Quân dựng nước;

Cùng Âu Cơ thành lập Họ Hồng Bàng;

Mười tám đời nối tiếp đến Văn Lang; (1)

18 đời Vua Hùng (Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở)

1. Kinh Dương Vương (涇陽王): 2879 - 2794 TCN (số năm trị vì là ước đoán). Huý là Lộc Tục (祿續).

2. Hùng Hiền vương (雄賢王), còn được gọi là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君): 2793 - 2525 TCN. Huý là Sùng Lãm (崇纜).

3. Hùng Lân vương (雄麟王): 2524 - 2253 TCN.

4. Hùng Việp vương (雄曄王): 2252 - 1913 TCN.

5. Hùng Hi vương (雄犧王): 1912 - 1713 TCNphần bên trái chữ "hi" là bộ "ngưu" )

6. Hùng Huy vương (雄暉王): 1712 - 1632 TCN

7. Hùng Chiêu vương (雄昭王): 1631 - 1432 TCN

8. Hùng Vĩ vương (雄暐王): 1431 - 1332 TCN

9. Hùng Định vương (雄定王): 1331 - 1252 TCN

10. Hùng Hi vương (雄曦王): 1251 - 1162 TCNphần bên trái chữ "hi" là bộ "nhật" )

11. Hùng Trinh vương (雄楨王): 1161 - 1055 TCN

12. Hùng Vũ vương ( 雄武王): 1054 - 969 TCN

13. Hùng Việt vương (雄越王): 968 - 854 TCN

14. Hùng Anh vương (雄英王): 853 - 755 TCN

15. Hùng Triêu vương (雄朝王): 754 - 661 TCN

16. Hùng Tạo vương (雄造王): 660 - 569 TCN

17. Hùng Nghị vương (雄毅王): 568 - 409 TCN

18. Hùng Duệ vương (雄睿王): 408 – 258 TCN

Chú ý: "雄犧王" và "雄曦王" tuy đều đọc "Hùng Hi Vương" nhưng chữ "hi" trong hai tên gọi này khác nhau về tự dạng và ý nghĩa.

NƯỚC ÂU LẠC (Tinh thần thượng võ dân tộc, độc lập, tự chủ…)

 

Nước Âu Lạc theo Loa thành đổ bể;

Gươm Lữ Gia còn vấy máu Ai Vương;

Trải ngàn năm Bắc thuộc chịu đau thương;

Dân tộc Việt đã nhiều phen quật khởi

Hai Bà Trưng đất Mê Linh thắng lợi;

Mấy đời sau thêm nữ tướng Nhụy Kiều;

Từ Cửu Chân vùng dậy cưỡi voi theo… (2)

 

Hai Bà Trưng (gươm, cung tên, giáo, mác thời kỳ chống Bắc thuộc)

Bà Triệu (gươm, cung tên, giáo, mác thời kỳ chống Bắc thuộc)

Nước Âu Lạc bạmất sau khi Triệu Đà (Quận úy Nam Hải-nhà Tần) mang quân đánh chiếm và cuộc kháng cự của An Dương Vương ở Loa thành thất bại. Tiếp sau Âu Lạc, một số tên gọi (quốc hiệu) khác xuất hiện theo dòng lịch sử Việt Nam cho đến hôm nay là: Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Việt Nam.

Nhà Tiền Lý.

Nhà Ngô (Ngô Quyền thủy chiến trên Sông Bạch Đằng phá quân Nam Hán).

Nhà Đinh (Võ nghệ cờ lau tập trận. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân)

Nhà Tiền Lê (Lê Đại Hành thương pháp - phá Tống, bình Chiêm).

Nhà Lý (Đại đao Lý Thường Kiệt - Bắc đánh Tống, Nam bình Chiêm).

Nhà Trần (Vạn kiếp tông bí truyền; Binh thư yếu lược; Trần Hưng Đạo thủy chiến trên Sông Bạch Đằng 2 lần đánh bại quân Nguyên; Côn pháp Phạm Ngũ Lão).

Nhà Lê (Nghĩa quân Lam Sơn dùng võ nghệ đánh đuổi quân Minh).

Lịch sử Việt Nam, triều đại nào cũng dùng binh đánh giặc, binh dụng võ làm nền tảng giữ nước, đó chính là Võ thuật cổ truyền Việt Nam (cung tên, nỏ, giáo, mác, rìu, dao, gươm, kiếm, qua, búa, chỉa ba, áo giáp, lăn khiên…)

Giai đoạn trước Nhà Tây Sơn: Sử liệu không ghi chép nhiều vì Võ thuật cổ truyền dùng trong binh bị, chiến đấu trận mạc, bài bản truyền khẩu. Có viết thành binh thư, binh pháp, trận đồ tác chiến, tiêu biểu là “Vạn kiếp tông bí truyền”, “Binh thư yếu lược” của Trần Hưng Đạo, sau có “Hổ trướng khu cơ” của Đào Duy Từ và một số tài liệu khác.

Giai đoạn Nhà Tây Sơn: Vua Quang Trung huấn luyện võ thuật cho nghĩa quân Tây Sơn bằng cách ứng dụng trực tiếp võ thuật để tác chiến nên Võ thuật cổ truyền có một bước ngoặc mới, hình thành nhiều loại hình võ thuật chiến đấu với các tên gọi Võ dân tộc, Võ trận, Võ ta, các môn phái, võ phái, hệ phái, gia phái gắn liền với địa danh văn hoá, lịch sử, danh nhân, võ tướng và tên gọi chung ngày nay là Võ thuật cổ truyền Việt Nam. Bàì bản trong giai đoạn này tương đối rõ nét.

Thời cận đại chống ngoại xâm: Việt Nam thời chống giặc ngoại xâm thực dân, đế quốc, võ nghệ đã có những ngày oanh liệt với những món binh khí cổ truyền như thiết lĩnh, gươm, giáo, đao, kiếm, mã tấu, bút chì, bút thép, lăn khiên, gậy tầm vông, đòn gánh, khăn lượt, bừa cào, dao, rựa quéo… và những nông cụ biến thành vũ khí trong chiến tranh vệ quốc. Những nhà cách mạng lãnh đạo các cuộc kháng chiến có võ nghệ cao cường như: Phó Lãnh binh Trương Định, Thiên Hộ Dương, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực (đốt tàu chiến của Pháp), Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng (tiến sĩ, văn võ kiêm toàn - Núi Vụ Quang), Đinh Công Tráng (Lũy Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), Hoàng Hoa Thám (Hùm thiêng Yên Thế) và còn rất nhiều anh hùng, liệt nữ khác.

Giai đoạn thành lập Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam:

19/8/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định số 252/CT cho phép thành lập Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam.

Ngày 17/2/1992, Bộ trưởng - Trưởng ban - Ban tổ chức cán bộ của Chính phủ ký quyết định số 79/TCCP công nhận bản Điều lệ của LĐVTCTVN.

Ngày 27/3/2007 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký Quyết định số 259/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam.

Các kỳ Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc mục đích khôi phục, thống nhát một số bài bản Võ thuật cổ truyền trong các môn phái cả nước làm tâm điểm chung cho hoạt động phát triển phong trào giai đoạn mới.

Một số bài võ tiêu biểu qua các giai đoạn:

1. Lão mai thảo pháp

2. Ngọc trản thảo pháp

Hai bài quyền tay không nổi tiếng được khẳng định là bài võ thời Tây Sơn qua nhiều tài liệu sách vở, qua đúc kết thành võ ngạn: “Thứ nhất Lão mai, thứ hai Ngọc trản” truyền tụng lâu đời trong dân gian và giới võ.

3. Hùng kê quyền

Nguồn gốc Tây Sơn - Bình Định. Tương truyền qua dân gian và một số sách báo, tư liệu, bài Hùng kê quyền do Nguyễn Lữ là anh em Nhà Tây Sơn sáng tác.

4. Thái sơn thảo pháp (thảo binh khí):

Thái sơn côn có tên gọi trước đây là Roi Thái sơn hoặc Thái sơn thảo pháp, là bài roi chiến rất nổi tiếng trong làng võ Tây Sơn - Bình Định - Việt Nam. Thái sơn côn không hoa mỹ, cầu kỳ nhưng các thế chiến đấu hiệu quả, lối đánh thực dụng, thật đúng với danh xưng một bài roi chiến.

5. Ngũ môn thảo pháp (thảo binh khí côn pháp)

6. Trực chỉ thảo pháp (thảo binh khí thương pháp)

7. Thiền sư thảo pháp (thảo bộ) có lời thiệu giống bài Kim ngưu quyền hiện nay.

8. Tứ hải thảo pháp (thảo bộ)

9. Tấn hưng thảo pháp (thảo bộ)

10. Thần đồng thảo pháp (thảo bộ và thảo binh khí)

11. Phụng hoàng thảo pháp (thảo bộ)

12. Yến phi thảo pháp (thảo bộ)

13. Đồng nhi thảo pháp (thảo bộ)

14. Độc lập sinh hoa quyền thảo pháp

15. Ô du thảo pháp (thảo binh khí)

16. Siêu đao thảo pháp (thảo binh khí)

17. Song phủ thảo pháp (thảo binh khí)

18. Trường kiếm thảo pháp (thảo binh khí)

19. Đằng bài thảo pháp (thảo binh khí)

20. Long đao thảo pháp (thảo binh khí)

21. Linh phũ thảo pháp (thảo binh khí)

22. Song kiếm thảo pháp (thảo binh khí)

23. Xung thiên thảo pháp (thảo binh khí)

24. Thanh long đao thảo pháp (thảo binh khí)

25. Trường thiên côn thảo pháp (thảo binh khí)

26. Nghiêm thương (Nguyễn Huệ)

27. Song phượng kiếm (Bùi Thị Xuân)

28. Độc lư thương thảo pháp (thảo binh khí)

29. Tiên ông thảo pháp (thảo bộ)

30. Lôi long thảo pháp (thảo binh khí - Đô đốc Võ Văn Dũng)

31. Tứ môn thảo pháp (thảo bộ)

32. Long môn thảo pháp (thảo binh khí kiếm)

33. Tây Sơn tam kiệt (mỗi người sở trường một môn)

34. Tây Sơn ngũ phụng thư (mỗi người sở trường một môn)

35. Tây Sơn thất hổ tướng (mỗi người sở trường một môn)

36. Tây Sơn thập thần binh khí (10 loại binh khí đặc thù của Tây Sơn)

37. Trống trận Tây Sơn (trống dùng trong trận mạc của Tây Sơn)

……….

Các bài quy định của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam qua các kỳ Hội nghị chuyên môn Võ thuật cổ truyền toàn quốc.

1. Hùng kê quyền của đơn vị Quảng Ngãi (1993)

2. Lão hổ thượng sơn của đơn vị thành phố Hồ Chí Minh (1993)

3. Tứ linh đao của đơn vị thành phố Hồ Chí Minh (1993)

4. Thái sơn côn của đơn vị Bình Định (1993)

5. Lão mai quyền của đơn vị Quảng Nam (1994)

6. Siêu xung thiên của đơn vị Khánh Hoà (1994)

7. Ngọc trản quyền của đơn vị Lâm Đồng (1995)

8. Huỳnh long độc kiếm của đơn vị Lâm Đồng (1995)

9. Bát quái côn của đơn vị Phú Yên (1995)

10. Độc lư thương của đơn vị Gia Lai (1997)

11. Tiên ông quyền của đơn vị Bình Thuận (2007)

12. Kim Ngưu của đơn vị Khánh Hòa (2007)

13. Bạch hạc sơn quyền của đơn vị Vĩnh Long (2007)

14. Thanh long độc kiếm của đơn vị thành phố Hồ Chí Minh (2007)

15. Lôi Long đao của đơn vị Bình Định (2007)

16. Đản côn tề mi của đơn vị Gia Lai (2007)

17. Roi Tấn nhất của đơn vị Bình Dương (2007)

18. Bạch hạc thương của đơn vị Bình Thuận (2010)

Những bài quy định là những bài võ áp dụng chung của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam để thi đấu giải, thi thăng đai cấp quốc gia trong nước và quốc tế bên cạnh những bài bản của môn phái (gọi là bài tự chọn hay nội phái). Hệ thống bài quy định được bình chọn qua các kỳ Hội nghị chuyên môn toàn quốc; đây chưa hẳn là những bài hay nhất nhưng là chung nhất của Liên đoàn. Quan điểm của Liên đoàn là mở rộng phong trào, không áp đặt, tạo điều kiện phát huy nét đẹp toàn thể của các môn phái võ. Thực tế nhiều võ đường đã nhờ vào hệ thống bài quy định và kiến thức chuyên môn của Liên đoàn để làm nền tảng cho đơn vị mình. Dù sao tuy chưa hoàn thiện (thế gian này không có sự tuyệt đối) nhưng với khả năng của mình Liên đoàn cũng đã cố gắng làm điều có ích cho xã hội.

Đà Lạt, 10/2013

Tài liệu tham khảo:

- (1), (2) Bảo Vân, Trang sử cũ.

- Trần Trọng Kim (1883 - 1953), Việt Nam sử lược (Trung Bắc Tân Văn- Hà Nội 1920).

- Võ sư Trương Văn Bảo - Lý luận Võ học, Đà Lạt 2001.

 


Nguồn: http://vocotruyenvn.net