VÕ SƯ ĐỖ NGUYÊN KHÔI - NGƯỜI CÓ CÔNG XIỂN DƯƠNG VÕ PHÁI TRÚC LÂM THÁI HƯ

Võ sư Đỗ Nguyên Khôi (1945 - 1975 ) - (Pháp hiệu : Cư sĩ  Thích Hồng Nhật)

vocotruyen nhan vat vo su do nguyen khoi

Võ sư Đỗ Nguyên Khôi (1945 - 1975 )

(Pháp hiệu : Cư sĩ  Thích Hồng Nhật)


CƯ SĨ THÍCH HỒNG NHẬT : (1945 - 1975 ) Tên đời Đỗ Nguyên Khôi là người tư chất thông minh nhanh nhẹn ,học giỏi ngay từ nhỏ , ông sinh trong một gia đình có truyền thống về võ thuật , ông nội và cha đều là Võ quan nổi tiếng đương thời , gia thế quyền quý sang trọng ,ông có 4 người em trai và ba người em gái . Những người em trai của ông sau này đều là những võ sư thành danh và những người em gái thì xuất gia tu hành . Ông được ông nội tức chưởng môn đời thứ sáu Thích Phổ Pháp trực tiếp truyền thụ võ thuật khi còn chưa nhận được mặt chữ, năm 17 tuổi ông được sư Thích Vĩnh Thạch chưởng môn đời thứ năm đặt pháp hiệu cho là Hồng Nhật.

Ông là người soạn lại tất cả, sắp xếp theo trình tự từ thấp lên cao, chia ra từng cấp đai trong môn phái theo tính khoa học, trong võ thuật Trúc Lâm Thái Hư vốn rất phức tạp và mang tính cảm nhận rất cao. Nhưng với ông đã trở thành đơn giản dễ hiểu đi rất nhiều, ông tổ chức các lớp tập khoảng 2 chục đến ba chục võ sinh thì gọi là võ đường, từ hai đến ba võ Đường hợp lại thì goi là võ đoàn từ 2 võ đoàn hợp lại thì gọi là liên đoàn nhờ cách tổ chức khoa học như thế phong trào phục hưng võ thuật được phát triển rộng khắp. Năm 1965 ông mở võ đường tại Chi Lăng Đà Lạt thuộc phạm vi trường Võ Bị chỉ trong vòng 06 tháng đã trở thành Võ Đoàn Trần Quốc Toản đầu tiên , năm 1969 gia đình ông chuyển về Thủ Đức, ông mở võ đường ở chùa Phước Tường Xã Tăng Nhơn Phú sau đó mở thêm các võ đường khác tại Hồ Bơi Anh Đào và nhanh chóng thành lập Liên Đoàn Trần Hưng Đạo qua năm 1972 ông lại mở thêm một võ đoàn nữa tại giáo xứ Kim Thượng và Giaó  xứ Phúc Nhạc tại Gia Kiệm Long Khánh đặt tên là Liên Đoàn Đồng Nai, số lượng người theo học rất đông, ông còn tổ chức cắm trại , thi đua giữa các võ đoàn và các liên đoàn với nhau thật là hết sức sôi nổi . Chính nhờ những lần mở Võ đường huấn luyện, chương trình huấn luyện lại được ông hoàn chỉnh dần dần tốt hơn. Ngày xưa võ thuật Trúc Lâm Thái Hư được truyền dậy từ thầy qua trò bằng sự cảm nhận, tâm phục tuyệt đối mà không cần giải thích, hoặc tùy theo hoàn cảnh thích hợp hoặc cũng có thể nhìn trên góc độ đạo đức của người trò mà quyết định có thu nạp hay không ? Chính sự khác biệt này phong trào võ thuật do ông dẫn dắt trở nên qui mô , rầm rộ hơn bao giờ hết , nhưng tính truyền thừa gần như là không còn được bao nhiêu.

Ông rất giỏi về binh khí, sở đắc trọn vẹn môn Vô Tướng Kiếm pháp của môn phái, thưở đó có những người đi xuất ngoại du học, đem võ ngoài về phổ biến ở Miền Nam, thậm chí có người quá khích cười chê võ Việt Nam là lạc hậu, thường chỉ trong vài chiêu ông không những đánh bại họ mà còn đoạt lấy binh khí trong tay một cách dễ dàng, ông thường cho các môn đệ cầm binh khí vây quanh cùng lúc tấn công, chỉ trong thoáng chốc ông đánh rớt tất cả binh khí của họ xuống sân mà không ai bị một vết thương nhỏ nào.

Những ngày tháng của thập niên bảy mươi, cuộc chiến giữa hai miền nam, bắc đang bước vào giai đoạn cuối, chiến sự bùng lên ác liệt, ông bị lệnh gọi đi lính, lịnh tổng động viên của chính quyền miền nam. Đầu năm 1975 ông chết tại chiến trường Long Khánh, năm ông vừa tròn 30 tuổi khi còn quá trẻ, đây là sự mất mát to lớn của võ phái Trúc Lâm Thái Hư và của gia đình ông khi mà tài năng của ông đang thật sự chín mùi !

(theo tư liệu của Võ Phái Trúc Lâm Thái Hư do võ sư Đỗ Nguyên Tùng viết)

Nguồn: http://vocotruyenvn.net