Lý thuyết Võ đạo - Sơ Đẳng - Thi lam đai lên Nhị Cấp

Trình độ Lam đai I Cấp Thi Thăng Cấp Lam đai II Cấp

Hỏi và đáp khảo hạch lý thuyết võ đạo


1. Ý nghĩa các màu đai Vovinam – Việt võ đạo?

  • Xanh: biểu thị màu hi vọng, với ý nghĩa người võ sinh bắt đầu luyện tập võ thuật và tu dưỡng tinh thần võ đạo.
  • Vàng: Biểu thị màu đất (màu da), với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã thấm vào da thịt trở thành bản thể vững chắc của người môn sinh Việt võ đạo.
  • Đỏ: Biểu thị màu lửa (màu máu), với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã thấm vào máu, tỏa sáng hướng đi của người môn sinh Việt võ đạo.
  • Trắng: Biểu thị màu tinh khiết (màu xương tủy), chân tình, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã thấm sâu vào xương tủy, đạt đến độ cao siêu vô hạn của người tượng trưng cho tinh hoa môn phái.

2. Hãy giải thích ý nghĩa đại cương điều tâm niệm thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thư tư, thứ năm của Việt võ đạo sinh?

  • Điều tâm niệm thứ nhất nói về hoài bão và mục đích học võ của Việt võ đạo sinh.
  • Điều tâm niệm thứ hai nói về nghĩa vụ của Việt võ đạo sinh đối với môn phái và dân tộc.
  • Điều tâm niệm thứ ba nói về tính đoàn kết trong môn phái.
  • Điều tâm niệm thứ tư nói về kỷ luật và danh dự người võ sĩ.
  • Điều tâm niệm thứ năm nói về ý thức dụng võ của Việt võ đạo sinh.

3. Muốn phát huy môn phái, Việt võ đạo sinh phải làm gì?

Muốn phát huy môn phái, Việt võ đạo sinh cần phải:

  • Dày công khổ luyện để trở thành võ sư, huấn luyện viên trực tiếp truyền bá võ thuật và võ đạo cho quần chúng.
  • Thực tập tinh thần Việt võ đạo trong đời sống hàng ngày, nghĩa là:
    • Trong gia đình: Là người cha từ, con hiếu, anh hiền, em thảo.
    • Với bạn bè: Giữ tín nghĩa.
    • Với xã hội: Là người công dân tốt.

4. Tại sao tinh thần đoàn kết được đề cập đến trước nhất trong một đoàn thể?

  • Tình đoàn kết được đề cập trước nhất trong một đoàn thể vì nó là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự hùng mạnh hoặc tan rã của một đoàn thể.

5. Kỷ luật Việt võ đạo là kỷ luật gì?

  • Kỷ luật Việt võ đạo là kỷ thuật tự giác, nghĩa là tự mình hiểu và tôn trọng kỷ luật, trông gương người trên mà thực hiện. Người trên muốn hướng dẫn người dưới điều gì thì người dưới điều gì thì người trên phải làm gương trước, tuy nhiên đã trông gương người trên, đã nhắc nhở rồi mà người dưới không tuân hành thì phải chịu hình thức kỷ thuật hoặc đào thải.